Bất ngờ khai quật được vành đai phòng thủ với 10.000 hố đất

Dải đất lớn với hàng loạt rãnh và hố dùng để ngăn quân địch xâm phạm được xây dựng cách đây hơn 1.600 năm. 

Các nhà khảo cổ nghiên cứu một dải đất lớn, nhiều khả năng từng dùng để ngăn cản kẻ địch tấn công, trên đảo Lolland, Đan Mạch, Copenhagen Post hôm 5/5 đưa tin. Đến nay họ đã khai quật được một đoạn dài 770m. Tuy nhiên, bảo tàng Lolland-Falster ước tính, tổng chiều dài của vành đai phòng thủ này có thể lên đến 1.500m.

Bất ngờ khai quật được vành đai phòng thủ với 10.000 hố đất
Vành đai phòng thủ trên đảo Lolland, Đan Mạch. (Ảnh: Copenhagen Post).

"Đây thực sự là một cấu trúc lớn và đòi hỏi nhiều công sức xây dựng. Chúng tôi tin rằng nó được xây cách bờ biển khoảng một km, giữa hai vùng đất ngập nước không thể vượt qua, với mục đích ngăn chặn kẻ địch xâm phạm Lolland", Bjornar Mage, nhà khảo cổ tại Bảo tàng Lolland-Falster, cho biết.

Theo ước tính, người xưa đã đào ít nhất 10.000 rãnh và hố để tạo nên vành đai phòng thủ này. Trước đó, các chuyên gia từng tìm thấy một số cấu trúc tương tự ở Jutland (Đan Mạch) nhưng kết hợp thêm cọc nhọn.  

Vành đai phòng thủ trên đảo Lolland gần như đã bị phá hủy hoàn toàn nên bảo tàng Lolland-Falster không thể tìm ra niên đại chính xác. Họ cho rằng nó được xây dựng trong thời kỳ Đồ Sắt La Mã, khoảng thế kỷ 1 đến thế kỷ 4. "Chúng tôi không thấy dấu vết tu sửa vành đai sau khi xây. Người ta để mặc nó hỏng dần", Mage cho biết.

Tại Hoby, gần vị trí của vành đai, các nhà khảo cổ cũng phát hiện ngôi mộ của một người giàu từ thời Đồ Sắt La Mã. Tuy nhiên, do chưa xác định được niên đại của vành đai phòng thủ, họ cũng chưa thể tìm ra mối liên hệ giữa công trình này với ngôi mộ.  

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bộ phim Công viên kỷ Jura đã sai: Khủng long Velociraptor không đi săn theo bầy

Bộ phim Công viên kỷ Jura đã sai: Khủng long Velociraptor không đi săn theo bầy

Bộ phim Công viên kỷ Jura bị chứng minh là đã dựng sai hình ảnh về loài khủng long Velociraptor, khi các nhà khoa học tiết lộ rằng chúng không đi săn theo bầy.

Đăng ngày: 12/05/2020
Tẩu thuốc khắc hình hổ Tasmania 200 năm tuổi

Tẩu thuốc khắc hình hổ Tasmania 200 năm tuổi

Tẩu thuốc làm bằng đất sét vẫn còn nguyên vẹn và được đánh giá là phát hiện khảo cổ quan trọng của đảo Tasmania.

Đăng ngày: 12/05/2020
Mực tham ăn dẫn tới cái chết khủng khiếp dưới đáy biển cách đây 200 triệu năm

Mực tham ăn dẫn tới cái chết khủng khiếp dưới đáy biển cách đây 200 triệu năm

Hóa thạch 200 triệu năm lưu giữ lại vụ tấn công bạo lực giữa con mực với một con cá dưới đáy biển sâu thẳm.

Đăng ngày: 11/05/2020
Phát hiện loài thằn lằn cá

Phát hiện loài thằn lằn cá "nửa hải cẩu nửa nòng nọc"

Hóa thạch 248 triệu năm tuổi của loài Cartorhynchus lenticarpus tiết lộ những đặc điểm chưa từng thấy ở ngư long hay thằn lằn cá (Ichthyosaur).

Đăng ngày: 11/05/2020
Phát hiện pháo đài Tây Ban Nha thất lạc trên đảo Florida

Phát hiện pháo đài Tây Ban Nha thất lạc trên đảo Florida

Công nghệ laser và radar đã giúp các nhà khoa học phát hiện di tích 454 tuổi của một pháo đài Tây Ban Nha trên một hòn đảo ngoài khơi Vịnh Florida.

Đăng ngày: 10/05/2020
Khám phá “Thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại

Khám phá “Thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại

Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện ra ở “thành phố của người chết” vùi dưới lớp cát ở thành phố Saqqara cách thủ đô Cairo, Ai Cập, khoảng 32 km về phía Nam, có vô số các chi tiết rùng rợn.

Đăng ngày: 09/05/2020
Một thổ dân châu Mỹ đã cùng người Viking đến Iceland?

Một thổ dân châu Mỹ đã cùng người Viking đến Iceland?

Lâu nay các nhà khoa học đã tìm kiếm câu trả lời cho những ẩn khuất trong lịch sử bằng cách tìm hiểu mã di truyền của một số người Iceland.

Đăng ngày: 09/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News