Bất ngờ phát hiện mực khổng lồ nặng 200kg dạt vào bờ biển

Mực khổng lồ chết chưa rõ nguyên nhân đang được các chuyên gia bảo quản tại bảo tàng và chờ giải phẫu. Bất ngờ phát hiện mực khổng lồ nặng 200kg dạt vào bờ biển

Adéle Grosse cùng một số người đi biển bắt gặp xác mực khổng lồ nặng 200kg và dài 4,3m dạt vào vịnh Britannia, Nam Phi, Daily Star đưa tin. Xác con vật còn nguyên vẹn với cơ thể hình nón, đôi mắt lớn và những chiếc xúc tu dài. Miệng nó nằm ở vị trí những xúc tu chụm lại, vốn dùng để ngấu nghiến những loài cá và mực nhỏ sống dưới biển sâu.

Bất ngờ phát hiện mực khổng lồ nặng 200kg dạt vào bờ biển
Xác mực khổng lồ còn nguyên vẹn trên bãi cát. (Ảnh: Adéle Grosse).

Bảo tàng Iziko Nam Phi nhanh chóng nhận được thông báo về xác mực và đưa nó về bảo quản. "Việc nhìn thấy nó trực tiếp thật đáng kinh ngạc. Có rất nhiều người dân quan tâm và bất ngờ khi thấy mực khổng lồ thực sự tồn tại", Wayne Florence, phụ trách động vật biển không xương sống tại bảo tàng, chia sẻ.

Các chuyên gia chưa rõ nguyên nhân khiến mực khổng lồ bỏ mạng. "Chúng tôi chỉ có thể xác định nguyên nhân cái chết khi giải phẫu con mực. Chúng tôi sẽ tiến hành việc này sau khi lệnh phong tỏa do Covid-19 kết thúc. Tình trạng cơ thể của mẫu vật rất tốt nên chúng tôi có thể loại bỏ một số khả năng, ví dụ như bị thương do lưới", Florence cho biết.

Các nhà khoa học đã đặt xác mực khổng lồ vào tủ đông lạnh, hoàn tất đo đạc sơ bộ và lấy mẫu mô để phân tích ADN. Một chuyên gia về mực sẽ giải phẫu nó để ghi chép lại thông tin. Xác mực sau đó sẽ được chụp ảnh và bảo quản bằng Ethanol để lưu trữ lâu dài. Bảo tàng cũng đang cân nhắc trưng bày mẫu vật này trong buổi triển lãm sắp tới.  

Mực khổng lồ (Architeuthidae) có thể dài đến 13 mét. Chúng được cho là nguồn cảm hứng để người xưa tạo nên hình tượng thủy quái kraken trong thần thoại. Các nhà khoa học rất hiếm khi quan sát được mực khổng lồ. Họ lần đầu tiên chụp ảnh mực khổng lồ đang bơi vào năm 2004 và quay phim sinh vật này vào năm 2006.  

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 14/06/2020
Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Đăng ngày: 10/06/2020
Điều gì sẽ xảy ra nếu biển trở nên trong suốt?

Điều gì sẽ xảy ra nếu biển trở nên trong suốt?

Bạn có thể bơi tự do ở biển bên cạnh những loài cá mà vẫn chủ động được mọi nguy hiểm rình rập. Tuy nhiên chuyện này có thực sự có lợi cho tất cả?

Đăng ngày: 08/06/2020
Cá mập sống sót sau cuộc chiến với mực khổng lồ

Cá mập sống sót sau cuộc chiến với mực khổng lồ

Lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về cuộc chiến giữa cá mập và một con mực dài hơn 8m tính cả xúc tu dưới Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 08/06/2020
Cá chình xuyên thủng dạ dày kẻ săn mồi để chạy trốn

Cá chình xuyên thủng dạ dày kẻ săn mồi để chạy trốn

Dù chui được ra khỏi dạ dày, cá chình rắn vẫn không thể thoát khỏi xương lồng ngực trong cơ thể động vật săn mồi và cuối cùng trở thành xác ướp.

Đăng ngày: 05/06/2020
Cá mập bơi hơn 1000km để tránh giao phối

Cá mập bơi hơn 1000km để tránh giao phối

Con cá mập trắng khổng lồ đang mang thai dường như đã bơi một quãng đường dài hơn 1.100 km để tránh những con đực tìm cách giao phối.

Đăng ngày: 05/06/2020
Tại sao cá voi vung đuôi lên xuống, nhưng cá mập lại vung đuôi sang hai bên?

Tại sao cá voi vung đuôi lên xuống, nhưng cá mập lại vung đuôi sang hai bên?

Tại sao cùng là những sinh vật biển, nhưng cá voi có thân hình to lớn lại bơi theo cách vung đuôi lên xuống còn cá mập và nhiều loài cá khác lại vung đuôi sang hai bên theo chiều ngang?

Đăng ngày: 03/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News