Bất ngờ phát hiện sinh vật lạ trên biển, tưởng như đến từ "ngoài hành tinh"
Một người đàn ông nghĩ rằng mình đã nhìn thấy sinh vật ngoài hành tinh khi đang đi dạo dọc bãi biển ở Scotland, nhưng hóa ra đó lại là một con chuột biển.
Mới đây, Newsflare đưa tin, Mike Arnott, 33 tuổi, đang đi dạo dọc bãi biển Portobello, Edinburgh (Scotland) thì thấy một vật thể huỳnh quang màu xanh lá cây kỳ lạ trên cát khi thủy triều rút. Sau khi quan sát, ban đầu Mike Arnott nghĩ rằng đó là một quả thông phủ đầy rêu trước khi nhận ra nó còn sống. Do đó thoáng qua tâm trí Mike Arnott nghĩ rằng nó là một người ngoài hành tinh, bởi vì anh không biết sinh vật có gai màu xanh lá cây tươi sáng đó là gì.
Mike nói: "Tôi nhìn thấy thứ màu xanh huỳnh quang với những chiếc kim kỳ lạ này, tôi không biết nó là gì. Tôi lật nó lên và thấy nó có rất nhiều chân nhỏ, tôi chưa bao giờ thấy thứ gì giống như vậy. Đó chắc chắn là một người ngoài hành tinh hoặc tôi nghĩ đó có thể là một thứ gì đó đến từ dưới đáy biển sâu”.
Sinh vật được Mike Arnott phát hiện.
Pete Haskell, thuộc Tổ chức Động vật hoang dã Scotland, đã cung cấp kiến thức chuyên môn của mình để giúp xác định loài động vật giống người ngoài hành tinh này. Theo Pete Haskell đó là một con chuột biển bị cuốn trôi.
Pete nói: “Trông nó hơi lạ khi ở trên mặt nước, nhưng đó là một loại giun lông biển được tìm thấy khắp bờ biển Vương quốc Anh. Những chiếc lông màu xanh lá cây và vàng lấp lánh óng ánh của sinh vật ít được biết đến khiến nó trông không giống bất kỳ loài động vật biển nào khác”.
Chuột biển là một loài sinh vật kỳ lạ có tên khoa học là Aphrodita Aculeata. Tuy rằng có cái tên chuột biển nhưng loài này không phải là một loài động vật có xương sống, thực tế chuột biển là loài giun nhiều tơ thuộc họ Rươi, ngành Giun đốt, thuộc giới Động vật không xương sống. Chúng sống ở tầng đáy đại dương, ở độ sâu hơn 3000m, thường vùi mình trong cát, không thích di chuyển nhiều. Loài này có thể có chiều dài lên đến 30cm và thường sống ở dưới vùng liên triều ở Đại Tây Dương, biển Bắc, các vùng biển Baltic và Địa Trung Hải. Lưng của chúng được bao phủ bởi một lớp lông có màu đỏ ánh xanh trong một cơ chế bảo vệ đặc biệt. Do không nhìn thấy đường nên chúng định vị bằng các xúc tu (phần phụ nhỏ có nhiều lông giống như mái chèo). Những xúc tu này giúp chúng tìm kiếm các xác chết và các sinh vật biển bị phân hủy. Chúng thường bị dạt vào bờ sau bão. |

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.
