Bất ngờ sầu riêng giúp tạo ra điện

Các nhà khoa học Úc mới đây cho biết có thể dùng cùi sầu riêng tạo ra siêu tụ điện. Đây được xem là bước đột phá khi có thể tận dụng phần bỏ đi của sầu riêng để làm năng lượng.

Sầu riêng là loại trái cây nổi tiếng trên thế giới vì sự đối lập kỳ lạ: nhiều người yêu thích nhưng cũng không ít "anti-fan" bởi mùi hương đặc trưng của nó.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây về tiềm năng bất ngờ của sầu riêng có thể khiến những người "ghét cay ghét đắng" loại trái cây này sẽ có cái nhìn khác.

Bất ngờ sầu riêng giúp tạo ra điện
Các nhà khoa học dùng cùi sầu riêng chuyển hóa thành năng lượng. (Ảnh: GETTY IMAGES).

Theo trang New Scientist, các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney (Úc) vừa công bố thành công bước đầu trong việc dùng cùi sầu riêng chuyển hóa thành năng lượng, có thể dùng cho một số thiết bị công nghệ hay động cơ xe. Nhóm cũng cho biết cùi mít cũng có khả năng tương tự.

PGS Vincent Gomes - Đại học Sydney, trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết sau khi đem cùi sầu riêng hoặc mít đun nóng rồi làm lạnh đột ngột, nhóm đem nguyên liệu trên tổng hợp aerogel. Aerogel là vật liệu siêu nhẹ và xốp, thường được tổng hợp bằng cách thay thế chất lỏng trong gel bằng chất khí. Quá trình này cho ra một chất rắn có mật độ và độ dẫn nhiệt thấp.

Theo PGS Gomes, họ chọn cùi sầu riêng và mít làm nguyên liệu cho aerogel là vì đây là những cùi mềm, hình sợi, giúp tạo được sự ổn định về mặt hóa học khi phân tách và chuyển hóa aerogel hơn những cùi thô cứng. Bề mặt rộng và giàu nitơ cũng là lợi thế của 2 loại trái cây họ hàng này.

Khi có aerogel, nhóm tiếp tục đem chế tạo siêu tụ điện cung cấp năng lượng cho nhiều loại thiết bị.

Bất ngờ sầu riêng giúp tạo ra điện
Một loại siêu tụ điện - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Ngày nay, siêu tụ điện là công cụ mới có lợi thế hơn nhiều so với các loại pin khi có thể sạc đầy một chiếc điện thoại nhanh gấp đôi thông thường. Siêu tụ điện thường được dùng cho những loại vật liệu nhỏ hay một số linh kiện trong các loại xe.

GS Brian Derby - chuyên ngành khoa học vật liệu, Đại học Manchester (Anh) - cho biết việc sử dụng những vật liệu phế thải có nguồn gốc thiên nhiên làm aerogel còn giúp bảo vệ môi trường.

Trước đây nhiều loại aerogel được sản xuất từ xăng, dầu thì nay phần lớn đều có thể thay thế bằng vật liệu thiên nhiên, qua đó giúp hạn chế tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. 

Ngoài sầu riêng, mít, các nhà khoa học đang nghĩ đến việc tìm ra những vật liệu thiên nhiên khác như đậu tương, trấu hay hành tỏi cho siêu tụ điện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu khoa học mới nhất bảo đến 82 tuổi con người mới thật sự hạnh phúc!

Nghiên cứu khoa học mới nhất bảo đến 82 tuổi con người mới thật sự hạnh phúc!

Có lẽ ở tuổi già, con người dễ đồng cảm và nhận ra cuộc sống hạnh phúc thật sự chủ yếu do phương diện tinh thần.

Đăng ngày: 08/03/2020
Vì sao một số bộ phận trong cơ thể tái sinh được còn một số khác thì không?

Vì sao một số bộ phận trong cơ thể tái sinh được còn một số khác thì không?

Các nhà khoa học từ lâu đã cố gắng trả lời câu hỏi này và đến nay chúng ta đã biết được vì sao lại như vậy.

Đăng ngày: 07/03/2020
5 bí mật “phũ nhưng thật” mà các hãng hàng không hạn chế tiết lộ

5 bí mật “phũ nhưng thật” mà các hãng hàng không hạn chế tiết lộ

Những sự thật này đều diễn ra mỗi ngày trên các chuyến bay, thậm chí ngay trước mặt mà chưa chắc các hành khách đã nhận ra.

Đăng ngày: 07/03/2020
Vẻ đẹp hoàn hảo chết chóc của dao Ba Tư

Vẻ đẹp hoàn hảo chết chóc của dao Ba Tư

Con dao này được thiết kế để có thể đâm xuyên qua giáp lưới. Là vũ khí cận chiến nguy hiểm mà bất kỳ chiến binh nào cũng dè chừng.

Đăng ngày: 07/03/2020
Khán đài đường đua công thức 1 Hà Nội mang tên địa danh nổi tiếng Việt Nam

Khán đài đường đua công thức 1 Hà Nội mang tên địa danh nổi tiếng Việt Nam

Hà Nội, ngày 10/1/2020 – Vietnam Grand Prix (VGPC) – đơn vị tổ chức chặng đua Công thức 1 - Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix - chính thức công bố tên đường đua và khán đài là các tên tỉnh thành lớn của Việt Nam.

Đăng ngày: 06/03/2020
Khi nào chúng ta có Mặt Trời nhân tạo?

Khi nào chúng ta có Mặt Trời nhân tạo?

Năng lượng nhiệt hạch dường như là một công nghệ quá tiềm năng và nhiều hứa hẹn, nhưng bao giờ thành sự thật?

Đăng ngày: 06/03/2020
Tại sao nhiều bệnh dịch bắt nguồn từ châu Á và châu Phi?

Tại sao nhiều bệnh dịch bắt nguồn từ châu Á và châu Phi?

Đô thị hóa, nạn săn trộm và các chợ động vật đều tạo điều kiện cho virus gây bệnh truyền sang người.

Đăng ngày: 06/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News