Bất ngờ trước ấu trùng tí hon của loài cá nặng 2 tấn

Ấu trùng của cá mặt trăng phương nam khổng lồ trông giống một bông tuyết tròn nhỏ, hoàn toàn khác hình dạng trưởng thành.

Bất ngờ trước ấu trùng tí hon của loài cá nặng 2 tấn
Ấu trùng tí hon của cá mặt trăng khổng lồ. (Ảnh: IFL Science).

Bảo tàng Australia thông báo, lần đầu tiên các nhà khoa học xác định được ấu trùng của cá mặt trăng phương nam (Mola alexandrine), IFL Science hôm 22/7 đưa tin. Đây là một trong ba loài cá mặt trăng sống ở biển Australia. Chúng có thể dài tới hơn 3 m và nặng hơn 2 tấn, tương đương cá mặt trăng đại dương (Mola mola). Cá mặt trăng phương nam đôi khi tắm nắng bằng cách nằm nghiêng gần mặt nước. Hành vi này giúp sưởi ấm, đồng thời thu hút mòng biển tới loại bỏ động vật ký sinh trên cơ thể chúng.

Cá mặt trăng cái giữ kỷ lục về sinh sản trong nhóm động vật có xương sống. Cá mặt trăng đại dương trưởng thành chứa tới 300 triệu trứng. Các nhà khoa học bối rối vì với số lượng trứng lớn như vậy, họ chưa từng phát hiện trứng ngoài tự nhiên, số lần bắt gặp ấu trùng cũng vô cùng ít ỏi.

Bất ngờ trước ấu trùng tí hon của loài cá nặng 2 tấn
Cá mặt trăng phương nam trưởng thành. (Ảnh: Marsemfim).

Tiến sĩ Marianne Nyegaard tại Bảo tàng Chiến tranh Auckland quyết định xem xét các mẫu vật được bảo quản tại bảo tàng thay vì cố gắng tìm ấu trùng cá mặt trăng phương nam ngoài đại dương. Ông làm việc cùng hai nhà khoa học từ Bảo tàng Australia, Kerryn Parkinson và Andrew King, để tìm kiếm những ấu trùng tiềm năng. Ấu trùng cá mặt trăng rất khác với dạng trưởng thành nên việc xác định loài không hề đơn giản.

Cuối cùng, nhóm chuyên gia tập trung vào một mẫu vật thu thập từ bờ biển New South Wales năm 2017. Việc tiến hành phân tích ADN trên mẫu vật chỉ dài khoảng 5 mm vô cùng phức tạp. Để tối thiểu hóa tổn thương cho mẫu vật, Parkinson cẩn thận tách lấy một nhãn cầu. Sau đó, King tiến hành phân tích ADN. Kết quả cho thấy mẫu vật này chính là ấu trùng của cá mặt trăng phương nam.

Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện mới giúp xác định thêm nhiều ấu trùng cá mặt trăng khác trong kho lưu trữ của bảo tàng, mang lại thêm thông tin về vòng đời của những sinh vật biển khổng lồ này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài cá ếch không thích di chuyển săn mồi như thế nào?

Loài cá ếch không thích di chuyển săn mồi như thế nào?

Mặc dù chỉ có khả năng đi bộ rất chậm dưới đáy biển, nhưng cá ếch lại có cách săn mồi đặc biệt khiến chúng chẳng bao giờ thiếu thức ăn.

Đăng ngày: 19/07/2020
Phát hiện gián biển khổng lồ dài đến 50cm tại Indonesia

Phát hiện gián biển khổng lồ dài đến 50cm tại Indonesia

Kích thước của loài gián biển này khiến những người gan dạ nhất cũng phải giật mình khi nhìn thấy.

Đăng ngày: 18/07/2020
Giải mã được các loài cá siêu đen sống ở nơi sâu nhất đại dương

Giải mã được các loài cá siêu đen sống ở nơi sâu nhất đại dương

Các loài cá siêu đen này dùng màu sắc để sinh tồn trong thế giới cá lớn nuốt cá bé ở những vùng nước sâu nhất thế giới.

Đăng ngày: 17/07/2020
Lần đầu tiên trong lịch sử ghi lại cảnh cá mập trắng khổng lồ hạ gục cá voi: Cách ra tay cực tàn nhẫn!

Lần đầu tiên trong lịch sử ghi lại cảnh cá mập trắng khổng lồ hạ gục cá voi: Cách ra tay cực tàn nhẫn!

Đáng nể nhất là đối thủ của chúng - cá voi lưng gù - vốn là loài hiếm khi trở thành con mồi của cá mập được.

Đăng ngày: 17/07/2020
Cá mập voi khổng lồ sinh con như thế nào?

Cá mập voi khổng lồ sinh con như thế nào?

Công nghệ siêu âm và cơ hội quan sát hành vi giao phối có thể giúp khám phá những bí ẩn về loài cá khổng lồ hiền lành này, ngăn chặn chúng khỏi tuyệt chủng.

Đăng ngày: 16/07/2020
Phát hiện loài bọt biển thủy tinh mới giống như người ngoài hành tinh

Phát hiện loài bọt biển thủy tinh mới giống như người ngoài hành tinh

Đáy đại dương thực sự là một thế giới xa lạ và cũng là nơi sinh sống của các loài trông giống như du khách đến từ các hành tinh khác.

Đăng ngày: 15/07/2020
Nhiều người tưởng đang ăn cá hồi, cá kiếm nhưng thực ra là cá mập

Nhiều người tưởng đang ăn cá hồi, cá kiếm nhưng thực ra là cá mập

Nguồn cá khan hiếm dẫn tới tình trạng cá mập bị săn bắt sau đó gắn mác cá kiếm hoặc cá hồi với mục đích thương mại, gây nguy hiểm cho hệ sinh thái Địa Trung Hải.

Đăng ngày: 13/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News