Bất ngờ trước những sự thật khoa học về… chiếc rốn
Tuyệt đại đa số chúng ta đều khởi đầu với một chiến rốn lồi; bạn không thể tìm thấy hai chiếc rốn giống hệt nhau; lỗ rốn chính là vị trí được lựa chọn để rạch trong nhiều ca phẫu thuật nâng ngực… cùng khám phá thêm những sự thật thú vị về chiếc rốn trong bài viết dưới đây!
Trên thực tế, một vài người trong chúng ta sinh ra hoàn toàn không có rốn. Nếu là người quan tâm đến giới showbiz, bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra rằng, người mẫu Karolina Kurkova cũng nằm trong nhóm thiểu số này. Theo các nhà khoa học, “umbilical hernia” (tạm dịch: thoát vị rốn) là hội chứng hiếm đã dẫn đến kiểu hình đặc biệt này.
Về lý thuyết, các loài động vật có vú sẽ đều có dây rốn để con mẹ có thể nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không tồn tại một số trường hợp ngoại lệ! Có thể nêu lên hai ví dụ điển hình nhất về loài thú không có rốn chính là Kangaroo và thú mỏ vịt
Dù chiếc rốn là một chi tiết tạo nên sự hấp dẫn đối với nhiều người, nhưng xét về mặt lý thuyết, rốn vẫn được coi là vết sẹo và thậm chí là vết sẹo đầu tiên trong cuộc đời của mỗi con người. “Vết sẹo” này được hình thành khi dây rốn kết nối thai nhi với người mẹ được cắt bỏ.
Một điều đặc biệt là trong số hơn 7 tỷ người sống trên trái đất ở thời điểm hiện tại, không tồn tại 2 cái rốn nào giống hệt nhau. Tuy nhiên, khác với dấu vân tay, sự đặc trưng của rốn nằm ở hệ vi sinh đang sống trong đó. Theo thống kế, đã có khoảng 2400 loài vi khuẩn được tìm thấy ở các lỗ rốn của con người!
Có một thực tế là hầu hết tất cả chúng ta đều xuất phát với một chiếc rốn lồi. Tuy nhiên, theo thời gian, phần lồi này sẽ càng lặn sâu xuống, chỉ có một số ít người vẫn giữ lại chiếc rốn lồi khi đã trưởng thành.
Trong suốt thời kỳ mang thai, để tạo thêm khoảng không cho thai nhi phát triển, bên cạnh việc bụng của người phụ nữ ngày càng to ra, chiếc rốn lõm của họ cũng đôi lúc sẽ trở về dạng lồi, kiểu hình mà nó vốn có ở thời điểm ban đầu.
Có thể bạn chưa biết nhưng một số lượng không nhỏ các vết rạch phẫu thuật được thực hiện tại vị trí lỗ rốn, trong đó có cả phẫu thuật nâng ngực. Nguyên do chính của cách chọn vị trí này là để che đậy một cách tối đa vết sẹo khi cuộc phẫu thuật hoàn tất.

Cuộc sống kỳ lạ tại nơi “ẩm ướt nhất thế giới”
Với lượng mưa trung bình là 1.200cm mỗi năm, Meghalaya được mệnh danh là khu vực ẩm ướt nhất thế giới.

Vì sao có những miếng thịt bò lại ánh lên màu 7 sắc cầu vồng?
Gần đây, một cô gái đã đăng lên trang Facebook cá nhân của mình bức ảnh về một miếng thịt bò "lạ" trong tô phở mua tại sân bay. Lạ ở chỗ, miếng thịt bò của cô sáng lấp lánh màu cầu vồng.

Những thiết kế vượt thời gian của Leonardo da Vinci
Leonardo da Vinci thường được mọi người biết đến là một họa sĩ thiên tài thời Phục hưng với những tác phẩm hội họa nổi tiếng như “Mona Lisa”.

Trước khi có bàn chải đánh răng, người xưa đã làm sạch răng như thế nào?
Bàn chải đánh răng là 1 vật dụng không thể thiếu - khi ta cần dùng chúng ít nhất 2 lần trong ngày cơ mà.

Chuyến bay làm nên lịch sử ngành hàng không
Ngày 17/12/1903 đã mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử hàng không thế giới.

Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Sài Gòn có gì khác nhau?
Được kì vọng sẽ góp phần thay đổi bộ mặt thành phố đồng thời giải quyết một cách hiệu quả tình trạng ách tắc giao thông, hiện nay, cả 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM đang được người dân vô cùng mong ngóng.
