Bất ngờ về lục địa đầu tiên "xuyên thủng" đại dương Trái đất

Một nghiên cứu mới đã đẩy lùi thời điểm lục địa đầu tiên xuất hiện ngược về hàng trăm triệu năm, với cách thức trồi lên khỏi đại dương hết sức kỳ lạ và bí ẩn.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học PNAS khẳng định thời điểm Trái đất có lục địa đầu tiên là 3,2 đến 3,3 tỉ năm trước, dựa trên các "túi đá trầm tích" được tìm thấy ở Ấn Độ và Úc. Trước đây, người ta cho rằng mãi đến 2,5 tỉ năm trước Trái đất mới có lục địa.

Bất ngờ về lục địa đầu tiên xuyên thủng đại dương Trái đất
Một trong các khối đá cổ đại được nghiên cứu - (Ảnh: Đại học Monash)

Theo SciTech Daily, các nhà khoa học dẫn đầu bởi tiến sĩ Priyadarshi Chowdhury từ Trường Trái đất thuộc Đại học Monash (Úc) xác định đá trầm tích từ 2 địa điểm nói trên đều cùng thời kỳ. Để xác định niên đại, họ đã tìm kiếm các tinh thể nhỏ gọi là zircons, chứa nguyên tố phóng xạ uranium.

Quá trình quét laser zircons sẽ tiết lộ thành phần hóa học của chúng, thông qua một kỹ thuật gọi là khối phổ để kiểm tra tỉ lệ uranium và chì. Dựa vào tỉ lệ uranium bị phân hủy thành chì, tuổi của đá được tiết lộ. Nó cho thấy đá ở Ấn Độ và Úc đã "nhìn thấy thế giới" từ 3,2 đến 3,3 tỉ năm trước!

Nhưng theo Live Science, điều kỳ lạ nằm ở chỗ vào thời điểm đó, Trái đất chưa có kiến tạo mảng kiểu hiện đại. Vậy thứ gì đã đưa lục địa đầu tiên xuyên thủng đại dương cổ đại?

Để trả lời câu hỏi đó, các nhà khoa học đã dựng nên mô hình máy tính dựa nên dữ liệu địa chất và cổ từ, tái tạo các điều kiện hình thành nên các tảng đá bí ẩn và hành trình đi qua đại dương của chúng.

Mô hình cho thấy khoảng 3,5 đến 3,2 tỉ năm trước, các chùm magma nón bên dưới lớp vỏ hành tinh khiến các phần của craton - các tấm lục địa sơ khai - dày lên, trở nên giàu vật liệu nhẹ, nổi như silica và thạch anh. Điều này khiến chúng "dày về mặt vật lý và nhẹ về mặt hóa học" so với lớp đá dày đặc xung quanh và dần dần cả khối đá nổi lên khỏi mặt nước.

Địa điểm tìm thấy dấu vết lục địa sớm ở Ấn Độ là một khu vực gọi là Singhbhum Craton; ngoài ra còn có khu vực Kaapvaal Craton ở Nam Phi, Pilbara Cration ở Úc. Tất cả đều có tuổi đời ít nhất là 3 tỉ năm, dù chưa rõ cái nào mới là đại diện của lục địa đầu tiên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chùm khí độc lớn ở Trung Quốc, 5.000 chiếc ô tô chạy 1 năm cũng không bằng tốc độ phát thải 1 giờ

Chùm khí độc lớn ở Trung Quốc, 5.000 chiếc ô tô chạy 1 năm cũng không bằng tốc độ phát thải 1 giờ

Methane, hay khí nhà kính siêu mạnh, được phát hiện ở tỉnh Liêu Ninh, gần một đường ống nối trạm khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) Đại Liên đến Thẩm Dương, Trung Quốc.

Đăng ngày: 10/11/2021
Căn phòng kỳ lạ chứa tới... 140 tấn bụi bẩn

Căn phòng kỳ lạ chứa tới... 140 tấn bụi bẩn

Những người yêu thích nghệ thuật có thể ghé thăm điểm thu hút bất thường, ngắm nhìn khối bụi bẩn và thưởng thức hương thơm của đất, nhưng họ bị cấm dẫm lên bụi bẩn hoặc thậm chí chạm vào nó.

Đăng ngày: 10/11/2021
Bức ảnh ấn tượng trong ngày: Cần cẩu mẹ bế cần cẩu con, cháu và chắt

Bức ảnh ấn tượng trong ngày: Cần cẩu mẹ bế cần cẩu con, cháu và chắt

Bằng những kỳ quan như thế này, con người mới có thể xây nên những kỳ quan khác của thế giới hiện đại.

Đăng ngày: 09/11/2021
Ngôi làng kỳ lạ được xây trên khối đá cao 150m

Ngôi làng kỳ lạ được xây trên khối đá cao 150m

Ngôi làng nhỏ bé Haid Al-Jazil ở Yemen được xây dựng trên một tảng đá chênh vênh và nhìn qua, nhiều người sẽ nghĩ đây giống như khung cảnh trong phim giả tưởng.

Đăng ngày: 09/11/2021
Tầng đối lưu của khí quyển cao dần lên do biến đổi khí hậu

Tầng đối lưu của khí quyển cao dần lên do biến đổi khí hậu

Các kết quả đo khí quyển được thu thập bởi các khinh khí cầu thời tiết ở Bắc bán cầu trong 40 năm qua cho thấy, biến đổi khí hậu đang đẩy ranh giới trên của tầng đối lưu.

Đăng ngày: 09/11/2021
Chiếc cốc uống nước kiêm điều hòa 2 chiều đang hot nhưng theo cách ngược đời không ai nghĩ tới

Chiếc cốc uống nước kiêm điều hòa 2 chiều đang hot nhưng theo cách ngược đời không ai nghĩ tới

Ý tưởng thêm quạt vào cốc giữ nhiệt để trời nóng thổi ra khí lạnh, trời lạnh thổi ra khí nóng nghe hay thật, nhưng hình như có gì đó sai sai?

Đăng ngày: 08/11/2021
Băng siêu ion vừa đen vừa nóng: Trạng thái kỳ lạ của nước có thể tồn tại trong lõi của một hành tinh

Băng siêu ion vừa đen vừa nóng: Trạng thái kỳ lạ của nước có thể tồn tại trong lõi của một hành tinh

Các nhà nghiên cứu sử dụng thiết bị chuyên dụng để tạo ra những cấu trúc băng có trong lõi các hành tinh như sao Hải Vương và sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 08/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News