Bầu khí quyển Ấn Độ kỳ lạ nhìn từ không gian, chuyện gì xảy ra?
Mới đây, hình ảnh vệ tinh về bầu khí quyển thế giới cho thấy điều lạ kỳ trên bầu trời Ấn Độ nói riêng và các nước Nam Á nói chung.
Theo BBC, mới đây vệ tinh Sentinel-5P gửi về Trái đất hình ảnh bầu không khí toàn cầu, trong đó đáng chú ý là biểu đồ phân bố phân tử formaldehyde - một chất khí không màu trong tự nhiên do hoạt động nông nghiệp của con người thải ra.
Lượng formaldehyde ở Ấn Độ quá cao so với thế giới - (Ảnh: ESA).
Trong biểu đồ, Ấn Độ là quốc gia chứa lượng formaldehyde trong khí quyển nhiều nhất thế giới. Một số vùng khác cũng tập trung lượng lớn formaldehyde là Trung Phi, Trung Mỹ, Đông Á và Đông Nam Á.
Đây đều là những nơi hoạt động nông nghiệp lớn hàng đầu thế giới. Nguồn thải formaldehyde tùy thuộc vào từng vùng, nhưng khoảng 50-80% formaldehyde có nguồn gốc từ thực vật.
Riêng Ấn Độ còn có hàng trăm trận cháy rừng và cháy than mỗi năm làm gia tăng lượng formaldehyde lên khí quyển.
Ngoài ra, dãy Himalaya sừng sững phía bắc Ấn Độ khiến gió từ Ấn Độ Dương không thể đưa các phân tử khí formaldehyde đi xa nên chúng cứ tích tụ ở phía nam dãy núi.
Biểu đồ formaldehyde trên toàn thế giới - (Ảnh: ESA)
Formaldehyde được Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ phân loại là chất có khả năng gây ung thư ở người và được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) coi là chất gây ung thư ở người.
Vệ tinh Sentinel-5P là một phần trong tham vọng của Liên minh châu Âu (EU) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) nhằm quan sát bầu khí quyển Trái đất.
Vệ tinh bay ở độ cao 800km, đồng thời theo dõi bầu khí quyển nhằm phát hiện các sự kiện như núi lửa phun trào có thể gây nguy hiểm cho máy bay hoặc các tia cực tím gây nguy hiểm đến da.
Dữ liệu do nó thu thập cũng sẽ được sử dụng để hiểu thêm những vấn đề về tầng ozone của Trái đất.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
