Bầu trời chuyển màu đỏ thẫm ở Trung Quốc khiến nhiều người lo sợ, đây là hiện tượng gì?
Vào buổi tối, bầu trời ở một thành phố thuộc tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) bỗng như được nhuộm màu đỏ thẫm. Nhiều người cảm thấy sợ hãi, thậm chí một số người còn khẳng định rằng bầu trời như vậy là báo hiệu động đất sắp xảy ra. Thực tế, hiện tượng này được giải thích thế nào?
Mới đây, người dân ở thành phố Chu Sơn (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) đã rất sốc khi thấy bầu trời bỗng chuyển màu đỏ sẫm vào khoảng 8h tối. Màu sắc lạ lùng, kỳ bí này khiến nhiều người lập tức chụp ảnh đăng lên mạng, bày tỏ sự sợ hãi hoặc lo lắng.
Cư dân mạng lập tức có nhiều kiểu đồn đoán. Có người cho đây là do ô nhiễm, có người lại viết: “Trước động đất, bao giờ bầu trời cũng chuyển màu đỏ”. Sau đó, những người khác lại phản đối rằng Chu Sơn gần như không bao giờ có động đất.
Sự ồn ào trên mạng xã hội khiến cơ quan khí tượng địa phương phải điều tra, rồi phủ nhận lời đồn đây là sự kiện “siêu nhiên”.
Bầu trời buổi tối bỗng nhiên chuyển màu đỏ ở Chu Sơn (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) mới đây. (Ảnh: Weibo).
Theo cơ quan khí tượng, màu đỏ của bầu trời được gây ra bởi những tàu cá kiểm tra đèn trước khi ra khơi. Ở điều kiện thời tiết nhất định mà trong bầu khí quyển có nhiều hạt nước li ti, khi ánh sáng từ đèn màu đỏ của tàu cá gặp các hạt li ti đó thì hiện tượng tán xạ Rayleigh xảy ra. Vì các hạt nước nhỏ hơn nhiều so với bước sóng ánh sáng, nên khiến ánh sáng lệch đi và tỏa ra theo nhiều hướng khác nhau.
Tán xạ Rayleigh là một hiện tượng đặc biệt, ít thấy, nhưng việc nó khiến bầu trời ở Chu Sơn chuyển màu đỏ cũng đã từng xảy ra hồi năm 2022. Khi đó, chủ đề này đã trở thành xu hướng tìm kiếm trên mạng xã hội ở Trung Quốc, được xem hàng trăm triệu lượt.
Hiện tượng bầu trời đỏ thẫm được cho là do ánh sáng từ đèn của tàu cá. (Ảnh: Shine.cn).
Một số netizen cũng nhắc lại sự kiện bầu trời chuyển màu đỏ trong vài ngày ở nhiều quốc gia hồi thế kỷ thứ 18, sau này các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng đó là do hoạt động mạnh của Mặt Trời. Nhưng về trường hợp bầu trời màu đỏ ở Chu Sơn thì các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc nói rằng không giống hồi thế kỷ 18, vì hiện tại không có hoạt động mạnh gì của Mặt trời cả.

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet
Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?
