Bầu trời ở Indonesia biến thành màu đỏ do khói mù dày đặc
Bầu trời tỉnh Jambi của Indonesia cuối tuần qua đã chuyển sang màu đỏ khi khói mù từ các đám cháy rừng bao phủ dày đặc.
Theo Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG), bầu trời có màu đỏ là do hiện tượng tán xạ Mie.
Màu sắc của bầu trời được tạo ra bởi sự tán xạ ánh sáng mặt trời bởi các hạt vi mô gọi là aerosol lơ lửng trong không khí. BMKG cho biết hiện tượng này xảy ra khi đường kính của các sol khí gần bằng với bước sóng của ánh sáng mặt trời nhìn thấy được.
Bầu trời màu đỏ ở tỉnh Jambi, Indonesia. (Ảnh: Twitter/@ xakakuyyy).
"Ánh sáng đỏ có bước sóng 0,7 micromet. Dựa trên dữ liệu BMKG, mật độ các hạt ô nhiễm dưới 10 micromet đo được rất cao ở Jambi, Palembang và Pekanbaru nhưng chỉ có bầu trời ở Muaro Jambi chuyển sang màu đỏ", BMKG giải thích hôm 22/9.
"Điều này có nghĩa là ô nhiễm không khí ở mức độ nghiêm trọng khi các hạt ô nhiễm có kích thước bằng bước sóng 0,7 micromet tập trung lại".
Quận Muaro Jambi có hiện tượng bầu trời màu đỏ cam đáng báo động. Người dân đã ghi lại những hình ảnh và video về hiện tượng hiếm gặp này và tung lên mạng xã hội.
Người dùng Twitter Zuni Shofi Yatun Nisa viết: "Đây là buổi chiều, không phải đêm. Đây là Trái Đất, không phải Sao Hỏa. Đây là Jambi, không phải ngoài không gian. Chúng ta đang thở bằng phổi chứ không phải bằng mang. Con người chúng ta cần không khí trong lành, không phải khói".
Người dùng Twitter khác Rizal Wahid đã chia sẻ đoạn video cùng dòng trạng thái: "Đây là buổi trưa. Và hàng trăm nghìn sinh mạng con người đang bị đe dọa".
Khói từ các đám cháy rừng ở Indonesia đã bay đến các nước láng giềng Đông Nam Á trong vài tuần gần đây. Các trường học ở Malaysia phải đóng cửa vì chất lượng không khí không lành mạnh, trong khi các chuyến bay bị hủy vì tầm nhìn kém.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
