Báu vật "kỳ tích" trong lăng mộ 2000 năm hé lộ bí mật động trời về trí tuệ không tưởng của người xưa

Một chiếc vạc đồng chân gấu có niên đại 2000 năm được coi là phát hiện kỳ thú nhất từ trước đến nay khiến cả thế giới ngỡ ngàng về trí tuệ cực hạn của người cổ đại xưa.

Ngày 23/6/1968, khi một đoàn công binh của Quân Giải phóng Nhân dân đào một đường hầm trên sườn phía Đông của đỉnh chính Linh San, cách huyện Mãn Thành, Bảo Định, Hà Bắc, khoảng 1,5 km về phía Tây nam, họ đã phát hiện ra Lăng mộ nhà Hán. Sau đó, Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc bắt đầu tiến hành khai quật thực địa. Đây là lăng mộ Tây Hán nguyên vẹn đầu tiên (được coi là bằng chứng cho trí tuệ ưu việt của người cổ đại xưa) được phát hiện của Tĩnh vương Lưu Thắng (Trung Sơn vương) cùng với vương phi Đậu thị.

Theo ghi chép lịch sử, Tĩnh vương Lưu Thắng đột ngột qua đời vào tháng 2 xuân năm Nguyên Đỉnh thứ 4 (113 TCN), làm Trung Sơn vương 42 năm rồi mất, không rõ bao nhiêu tuổi và vợ ông cũng qua đời không lâu sau đó. Lưu Thắng là người háo sắc và thích uống rượu, có tới 22 người con và 120 cháu.


Lăng mộ Tĩnh vương Lưu Thắng (Trung Sơn vương) là phát hiện cực kỳ quan trọng đối với ngành khảo cổ học Trung Quốc thời Tây Hán.

Hai người được chôn cất trong hai hang động bên trong sườn núi. Mỗi hang có hai phòng bên để chứa, một phòng phía sau cho quan tài, và một phòng chính giữa lớn với mái ngói và các giá đỡ bằng gỗ đã bị sập. Cả hai thi thể của Tĩnh vương và vợ ông đều được bọc bằng những bộ quần áo đính ngọc bích phức tạp, mỗi bộ chứa hơn 2.000 miếng ngọc bích. Ngôi mộ chứa hơn 2.700 hiện vật cùng các di tích văn hóa có giá trị. Đây là phát hiện quan trọng đối với ngành khảo cổ học Trung Quốc thời Tây Hán.


Bộ đồ tùy táng bằng ngọc của Tĩnh vương Lưu Thắng (Trung Sơn vương).


Lư hương bằng đồng dát vàng thời Tây Hán thế kỷ thứ 2 TCN.

Ngoài các di tích văn hóa nổi tiếng thế giới là lư hương bằng đồng dát vàng thời Tây Hán thế kỷ thứ 2 TCN và bộ đồ tùy táng bằng ngọc, một số lượng lớn đồ dùng liên quan đến thực phẩm và nấu nướng đã được khai quật từ Lăng mộ này chẳng hạn như nồi, ấm, chảo, chén, đồ đựng gạo và các loại rượu, tàu thuyền... Những đồ dùng này có hình dáng tinh xảo và có độ bền cũng như được chế tác khéo léo hàng đầu.

Trong số đó, chiếc vạc đồng chân gấu tạo hình khéo léo được coi là phát hiện kỳ thú nhất thế giới, một chiếc nồi áp suất cách đây 2000 năm. Chiếc vạc đồng có hình elip, chiều cao 18,1 cm, đường kính 17,2 cm, đường kính bụng 20 cm, hình dáng tổng thể rất giống với những chiếc nồi áp suất hiện đại. Ba chân của vạc đồng khắc hình những chú gấu đang ngồi xổm, cười toe toét và trên nắp có 4 kiềng hình con thú nhỏ nổi hẳn lên sử dụng cơ chế cố định chặt phần nắp. Tổng thể ngoại hình rất tinh xảo và dễ thương.


Ba chân của vạc đồng khắc hình những chú gấu đang ngồi xổm, cười toe toét.


Chiếc vạc đồng chân gấu này là hiện thân cho trí tuệ không tưởng của người xưa.

Hứa Thận từng viết trong "Thuyết văn giải tự" (cuốn tự điển chữ Hán đầu thế kỷ thứ 2 thời Hán) rằng: "Vạc đồng, ba chân và hai tai, kho tàng ngũ vị". Ý của câu này là hình dáng của chiếc vạc đồng có ba chân và hai tai, chức năng sơ khai nhất của nó là dùng để nấu thức ăn và đựng thịt cùng gia vị. Vai trò của nó tương đương với nồi áp suất hiện tại. Bởi vậy, chiếc vạc đồng chân gấu này là hiện thân cho trí tuệ không tưởng của người xưa.

Nói một cách đơn giản, cái gọi là "nồi áp suất" dùng để chỉ một món đồ bằng đồng được khai quật từ lăng mộ của Trung Sơn Vương. Bên dưới chân có 4 con linh thú; chiều cao của chiếc nồi là 18,1 cm, đường kính bụng 19,6 cm. Phần nồi có hình dáng gần giống hình elip. Giá đỡ của chiếc nồi được trang trí bằng 4 linh vật đang ngồi xổm.

Thoạt nhìn, hình dáng của 4 con thú có vẻ không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, điều khiến người ta ngạc nhiên đó là cơ chế hoạt động của chiếc nồi.

Hai bên chiếc nồi được gắn hai chiếc tai hình chữ nhật. Nắp của nó giống như một cái bát úp, bên trên cũng có những linh thú đứng cách nhau. Những chi tiết này giúp phần nắp được cố định chắc chắn, ngăn hơi thoát ra ngoài. Về cơ chế hoạt động này, có thể nói rất giống với các nồi áp suất hiện đại.

Theo sử sách ghi lại, hoàng đế nhà Hán có một hệ thống quản lý hệ thống phục vụ ăn uống khổng lồ. Ngoài các quan chức chuyên quản lý các loại thức ăn, đương nhiên có một số lượng lớn các dụng cụ ăn uống sang trọng và xa xỉ.

Theo lời giới thiệu của "Encyclopedia", nồi áp suất ban đầu được gọi là "Paping pan", được phát minh bởi một bác sĩ người Pháp vào năm 1681. Ban đầu nó là một thiết bị khử trùng. Tuy nhiên khi đem so sánh về thời gian, có thể thấy chiếc nồi của Trung Sơn Vương đã đi trước nhân loại cả nghìn năm.

Về điều này, ngay cả các chuyên gia cũng cảm thấy buồn cười bởi có ai ngờ rằng “nồi áp suất” đã xuất hiện cách đây hơn 2.000 năm? Đồng thời ở một góc nhìn khác, các chuyên gia cũng bày tỏ sự khâm phục trí tuệ phi thường của người xưa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News