Bầy cá voi sát thủ "tàn sát" cá mập trắng ở ngoài khơi Nam Phi

Drone ghi lại khoảnh khắc những con cá voi sát thủ giết một con cá mập trắng ngoài khơi Nam Phi hồi đầu năm nay.


Cá voi sát thủ săn giết cá mập trắng ngoài khơi Nam Phi. (Video: Alison Towner)

Thước phim được ghi hình bởi phát trên kênh Discovery hôm 28/5 mở đầu với hai con cá voi sát thủ bơi gần mặt nước ở vùng biển thuộc vịnh Mossel, Nam Phi, nơi cá mập trắng thường kiếm ăn, theo Business Insider. Đột nhiên, một con cá voi sát thủ thứ ba nhô lên từ vùng biển sâu, ngoạm theo cá mập trắng dài 2,7 m. Khi nó tới gần mặt nước, máu loang ra quanh xác cá mập. Bầy cá voi sát thủ lượn vòng tròn xung quanh con mồi. Cuối cùng, một con trong số chúng mang theo xác cá mập và bơi đi.

Alison Towner, nhà khoa học chuyên nghiên cứu cá mập trắng ở Nam Phi, cho biết đây là thước phim quay bằng drone đầu tiên trên thế giới về cá voi sát thủ giết cá mập trắng, đồng thời là bằng chứng trực tiếp đầu tiên về hiện tượng này được ghi lại ở Nam Phi.


Con cá voi sát thủ nhô lên từ vùng biển sâu, ngoạm theo cá mập trắng.

Cá mập trắng thường được xem như động vật săn mồi đầu bảng, có nghĩa chúng hầu như không có kẻ thù trong tự nhiên. Tuy nhiên, giới nghiên cứu xác định một số trường hợp hiếm hoi cá mập trắng trở thành con mồi của cá voi sát thủ. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Marine Science hồi tháng 6/2022 của Towner và cộng sự chỉ ra cá mập trắng chạy trốn khỏi khu vực kiếm ăn phổ biến ở Nam Phi do cá voi sát thủ xuất hiện.

Nhóm nghiên cứu ghi nhận xác cá mập trắng bị moi gan dạt vào bờ, vài trường hợp không có cả tim. Vết thương trên cơ thể cá mập trắng hé lộ đó là dấu vết do cá voi sát thủ gây ra. Trong video quay bằng drone mới công bố, con cá voi sát thủ ngoạm xác cá mập ở gần vị trí lá gan.

Towner và cộng sự cho rằng những vụ tấn công thúc đẩy cá mập trắng di cư ra khỏi khu vực. Số lượng cá mập trắng sụt giảm tạo cơ hội cho loài cá mập khác là cá mập bronze whaler mò tới kiếm ăn, dẫn tới nhiều ảnh hưởng sâu sắc tới hệ sinh thái.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025

"Đội quân" hàng ngàn con cua xếp chồng nhau dưới biển

"Đội quân" lên đến hàng ngàn con cua nhện bản địa xuất hiện ở vùng nước nông ngoài khơi dọc theo bờ biển phía Nam của Úc.

Đăng ngày: 10/02/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 09/02/2025
Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cá voi Beluga, còn được gọi là cá voi trắng, là một trong những loài cá voi nhỏ nhất thế giới động vật.

Đăng ngày: 09/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News