Bảy động tác chân cho "dân" văn phòng
Để giữ đôi chân khỏe mạnh, xin giới thiệu một số bài tập đơn giản mà hiệu quả, nữ nhân viên văn phòng có thể tập được khi đang ngồi sau bàn làm việc, thậm chí trong lớp học hay khi đi máy bay, xe lửa, xe buýt...
1. Thả lỏng chân: bắt đầu thư giãn và thả lỏng các cơ và khớp bằng cách rung lắc nhẹ đùi và bắp chân. Làm chậm sẽ thoải mái hơn. Duỗi chân ra, đặt trên gót chân để lắc nhẹ hai bàn chân. Tiếp theo bạn ngọ nguậy các ngón chân lần lượt cả hai bên.
2. Nhón bàn chân: bỏ giày ra, đặt bàn chân xuống đất, nhón thẳng bàn chân để ép nhẹ phần trước bàn chân. Bạn sẽ dễ tập hơn nếu hơi co gối, tập nhón lên xuống chầm chậm vài lần.
3. Đạp bàn chân: ngược với động tác trước, gót đặt trên sàn, mũi bàn chân nhấc lên rồi đạp nhẹ xuống. Làm nhiều lần luân phiên hai bên.
4. Quào ngón chân: giống như con mèo quào, dùng các ngón chân bấu dần dần lên tờ giấy hoặc miếng giẻ hoặc tưởng tượng như đang khều một cái gì đấy.
5. Matxa lòng bàn chân: bằng cách trượt tới lui trên thanh ngang gác chân hay bất cứ thứ gì tương tự. Nếu có điều kiện bạn hãy mang theo dụng cụ có trục lăn bằng gỗ hay nhựa có khía, đặt dưới đất và lăn bàn chân, có tác dụng kích thích các huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Đây là bài tập đem lại cảm giác “sung sướng” cho bàn chân yêu quí của bạn.
6. Duỗi chân: đặt thẳng chân lên thanh ngang hay ghế nhỏ, nếu không có bạn duỗi thẳng chân cũng được. Duỗi thẳng bàn chân song song với mặt đất, giữ 10 giây. Sau đó thả lỏng một chút rồi dựng bàn chân lên vuông góc với mặt đất trong 10 giây.
7. Cuộn và xoay: duỗi thẳng gối, đặt gót chân lên sàn. Quặp các ngón chân lại và xoay hai mũi bàn chân hướng vào nhau trong 5 giây, sau đó xòe các ngón chân và xoay hai mũi bàn chân ra ngoài cũng trong 5 giây.
Tê chân, cứng gối Chị T. là nhân viên bán vé thường ngồi sau chiếc quầy nhỏ, thời gian gần đây chị hay bị vọp bẻ và tê chân. Chị H. kế toán ngồi 1-2 giờ khi đứng dậy hay bị cứng đầu gối, khó duỗi thẳng chân, nhiều khi đi cà nhắc một lúc mới bình thường trở lại. Chị L. chuyên soạn văn thư trước màn hình vi tính, nếu ngồi lâu thì bị cảm giác rần rần ở đầu ngón chân và ở khoeo chân. Đó là những dấu hiệu do bị co cứng cơ, giảm sự lưu thông máu ở hai chi dưới và chèn ép thần kinh tọa do tư thế ngồi lâu quá. Các triệu chứng này thường gặp ở những người làm việc văn phòng lâu năm, nhất là trong môi trường lạnh. |
BS TÔ MINH CHÂU
(Hội Y học thể thao TP.HCM

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.
