Bé gái Australia đầu tiên chào đời nhờ kỹ thuật chữa hiếm muộn từ Việt Nam

Bonnie, em bé Australia đầu tiên chào đời nhờ kỹ thuật IVM được bác sĩ Việt Nam chuyển giao, mở ra hy vọng cho hàng nghìn phụ nữ hiếm muộn tại nước này.

Bonnie nặng 4,1 kg, chào đời tại Bệnh viện Phụ nữ Hoàng gia tuần trước, được ví là "phép màu kỳ diệu", theo The Sydney Morning Herald - tờ nhật báo hàng đầu, lâu đời nhất Australia.

Leanna, mẹ của bé, trở thành người phụ nữ Australia đầu tiên sinh con nhờ CAPA-IVM (nuôi trứng non trưởng thành trong ống nghiệm). Đây được xem là phương pháp "thay thế đột phá" cho IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Trước đó, cô Leanna từng thất bại với IVF.

"Điều tuyệt vời nhất là Bonnie đã ở đây và mang lại hy vọng cho rất nhiều người", người mẹ nói.

Bé gái Australia đầu tiên chào đời nhờ kỹ thuật chữa hiếm muộn từ Việt Nam
Bé gái Bonnie bên cạnh bố mẹ. (Ảnh: The Sydney Morning Herald).

Kỹ thuật IVF yêu cầu phụ nữ chích thuốc kích thích cho nang trứng trưởng thành trước khi chúng được lấy ra khỏi buồng trứng đem đi thụ tinh. Trong khi đó, IVM là lấy trứng non nhỏ li ti từ những nang trứng, mang ra ngoài và nuôi trưởng thành chúng trong ống nghiệm, sau đó cho thụ tinh với tinh trùng tạo thành phôi như bình thường.

Với kỹ thuật mới này, bệnh nhân không dùng thuốc kích thích buồng trứng hoặc dùng thuốc rất ít, chỉ cần hai ngày để thu hoạch trứng, thay vì 2-4 tuần như IVF. Nhờ không tốn tiền tiêm thuốc kích thích buồng trứng, chi phí điều trị giảm đáng kể.

Giáo sư Rob Gilchrist, ĐH New South Wales, một trong những người "thiết kế" chương trình CAPA-IVM đầu tiên ở Australia, cho biết em bé đầu tiên ra đời là kết quả sự hợp tác giữa các nhà khoa học ở Bệnh viện Mỹ Đức (TP HCM) và Bỉ.

"IVF giúp sinh ra hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới, song nhiều phụ nữ không thể thực hiện được kỹ thuật này", giáo sư Gilchrist. Những người buồng trứng đa nang, khi tiêm thuốc để làm IVF thì buồng trứng sẽ bị kích thích, phát triển quá nhiều nang trứng, gây khó chịu, bụng căng, khó thở, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, những người bị một số loại ung thư, nếu dùng thuốc kích thích buồng trứng sẽ tạo ra nhiều estrogen - loại nội tiết do nang trứng phát triển, khiến ung thư phát triển nhanh hơn. Do đó nhiều bệnh nhân sau điều trị ung thư không dám nghĩ đến chuyện có con.

IVM mở ra hy vọng làm mẹ cho hàng nghìn phụ nữ Australia mắc hội chứng buồng trứng đa nang, người chiến đấu bệnh ung thư. Giáo sư Bill Ledger, Trưởng Khoa Sinh sản, Bệnh viện Phụ nữ Hoàng gia, cho biết bệnh viện sẵn sàng chuyển giao tiếp kỹ thuật IVM cho đồng nghiệp nước này với mong muốn thêm nhiều em bé chào đời.

Đề cập đến kết quả chuyển giao kỹ thuật IVM cho đồng nghiệp Australia, bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Đơn vị Hỗ trợ sinh sản Mỹ Đức, tự hào nói: "Trước đây bác sĩ Việt Nam qua Australia học kỹ thuật mới để điều trị cho người Việt, nay chúng tôi vui và tự hào vì chuyện ngược lại đã xảy ra".

Theo bác sĩ Tường, dự án chuyển giao bắt đầu vào năm 2018, các bác sĩ Australia đến bệnh viện Mỹ Đức học kỹ thuật IVM. Quá trình triển khai bị cản trở bởi dịch Covid-19 bùng phát. Năm 2022, sau dịch, Australia cử 4 người sang Việt Nam học IVM theo phác đồ mới nhất và về nước triển khai thành công, giúp một số phụ nữ mang thai.

Việt Nam áp dụng IVM trong điều trị hiếm muộn từ năm 2007. Mười năm sau, Việt Nam trở thành nước thực hiện IVM nhiều và thành công nhất thế giới, chuyển giao kỹ thuật cho nhiều nước như Australia, Mỹ, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Singapore...

Bé gái Australia đầu tiên chào đời nhờ kỹ thuật chữa hiếm muộn từ Việt Nam
Các chuyên gia từ ĐH New South Wales học kỹ thuật IVM tại Bệnh viện Mỹ Đức, năm 2022. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

IVM hiện được chỉ định trên nhóm bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh nhân có số nang trên buồng trứng nhiều, người cần nhu cầu trữ trứng, bảo tồn khả năng sinh sản để điều trị ung thư, bệnh nhân đề kháng với thuốc kích thích buồng trứng, nhóm bệnh nhân trẻ tuổi có nhiều nang trứng...

Nhược điểm của kỹ thuật này là khó thực hiện, số phôi tạo được ít. Nếu chuyển phôi thất bại nhiều lần, dùng hết phôi trữ thì phải thực hiện chọc hút lại từ đầu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lợi ích tuyệt vời của vỏ chanh: Giúp giảm cân lại phòng chống bệnh tật hiệu quả

Lợi ích tuyệt vời của vỏ chanh: Giúp giảm cân lại phòng chống bệnh tật hiệu quả

Vỏ chanh chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hoá và chất xơ có thể giúp tăng cường dinh dưỡng cho chế độ ăn hàng ngày; thành phần của nước detox lành mạnh và rất nhiều công dụng khác.

Đăng ngày: 30/10/2023
Mỡ máu cao - thủ phạm gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Mỡ máu cao - thủ phạm gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Mỡ máu cao là lý do thường gặp dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bên cạnh nguyên nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.

Đăng ngày: 30/10/2023
Khám phá mới: Tinh trùng con người bơi lội thách thức định luật Newton

Khám phá mới: Tinh trùng con người bơi lội thách thức định luật Newton

Các nhà khoa học đã quan sát một số vi sinh vật, bao gồm cả tinh trùng của con người, di chuyển theo cách mâu thuẫn với định luật III Newton.

Đăng ngày: 30/10/2023
Tác dụng thực sự của nhân sâm đối với sức khỏe

Tác dụng thực sự của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm không phải là một thảo dược mới lạ với người Việt, tuy nhiên những tác dụng của nhân sâm không phải ai cũng hiểu rõ.

Đăng ngày: 29/10/2023
Top 5 dấu hiệu giống cảm lạnh nhưng nếu kéo dài có thể cảnh báo ung thư

Top 5 dấu hiệu giống cảm lạnh nhưng nếu kéo dài có thể cảnh báo ung thư

Trong hầu hết các trường hợp, những dấu hiệu dưới đây thường biến mất trong vòng vài tuần. Nhưng nếu chúng kéo dài, bạn nên gặp bác sĩ.

Đăng ngày: 28/10/2023
4 thời điểm không nên uống cà phê kẻo sức khỏe suy giảm, ung thư tìm đến

4 thời điểm không nên uống cà phê kẻo sức khỏe suy giảm, ung thư tìm đến

Cà phê có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cần uống đúng cách và đúng lúc.

Đăng ngày: 28/10/2023
Khoa học tìm thấy tín hiệu lạ trong não người

Khoa học tìm thấy tín hiệu lạ trong não người

Tín hiệu kỳ lạ có thể giúp tìm ra cách xử lý những vấn đề liên quan tới sức khỏe não, điển hình là bệnh Alzheimer.

Đăng ngày: 28/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News