Bé trai Trung Quốc tự viết 600 dòng code để phóng tên lửa

Yan Hongsen tự học viết code, vật lý và hóa học để chế tạo tên lửa. Lần phóng đầu tiên chưa thực sự thành công nhưng cậu bé vẫn không bỏ cuộc.

Yan Hongsen (11 tuổi), học sinh lớp 5 ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) trở thành hiện tượng mạng khi tự học lập trình, vật lý và hóa học, sau đó viết 600 dòng code để chế tạo và phóng tên lửa.

Bé trai Trung Quốc tự viết 600 dòng code để phóng tên lửa
Hongsen tự mày mò cách chế tạo tên lửa. (Ảnh: SCMP).

Cậu bé ghi lại hành trình chế tạo tên lửa để đăng lên nền tảng Douyin, nhờ đó nhanh chóng thu hút 440.000 người theo dõi. Em cũng được dân mạng ưu ái gọi là "cậu bé tên lửa", theo SCMP.

Tự học lập trình khi mới 4 tuổi

Cha của Yan cho biết sau khi tham quan trạm phóng và chứng kiến vụ phóng tên lửa Long March-2 khi mới 4 tuổi, cậu bé đã yêu thích tên lửa và thiên văn học.

Khi học mẫu giáo, Yan tham gia các khóa lập trình online và tự học vật lý, hóa học thông qua sách, video và những diễn đàn dành cho người đam mê thiên văn học.

Bé trai Trung Quốc tự viết 600 dòng code để phóng tên lửa
Sau nhiều tháng mày mò, Yan đã chế tạo được chiếc tên lửa đầu tiên. (Ảnh: SCMP).

Để hỗ trợ sở thích của con trai, cha mẹ cậu bé biến phòng khách thành một xưởng nghiên cứu tên lửa. Nhờ đó, bắt đầu từ tháng 8/2022, Yan Hongsen dành 10 tháng để chế tạo tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn.

Đến tháng 6/2023, Yan thực hiện phóng chiếc tên lửa đầu tiên của mình. Em đặt tên cho nó là Sen Xing, nghĩa là tiến về phía trước - tượng trưng cho mong muốn vươn xa hơn trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

Tuy nhiên, khi vừa phóng, tên lửa của Yan không bung dù. Các phần còn lại cũng hư hỏng nên lần phóng đầu tiên không thành công.

Không nản lòng, cậu bé thu thập mảnh vỡ và bắt đầu phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố.

"Chất nitrocellulose không nổ như em mong đợi, lò xo và pin lithium cũng bị hỏng, có lẽ vẫn còn vấn đề với việc kết nối thân tên lửa", Yan nói.

Kể lại lần phóng tên lửa của con trai, cha của Yan nói rằng dù tên lửa bị rơi, đó vẫn là lần thực hiện thành công đầu tiên của con trai ông. Khi đó, người cha rất hồi hộp, trong khi con trai vẫn rất bình tĩnh.

Hiện, Yan đang sửa lại tác phẩm của mình và dự định phóng trong thời gian tới. Trong video mới nhất, cậu bé giới thiệu 600 dòng mã đã viết cho hệ thống điều khiển bay của tên lửa phiên bản mới.

Đã nổi tiếng từ một sự kiện trước đó

Nói thêm về con trai, cha của Yan Hongsen cho biết cậu bé có kế hoạch rất rõ ràng cho tương lai. Cụ thể, em hy vọng trúng tuyển một trong 7 trường đại học quốc phòng hàng đầu tại Trung Quốc.

Ngoài ra, cậu bé cũng ước mơ khi lớn lên, em có thể chế tạo một chiếc tên lửa thực sự để Trung Quốc phóng vào không gian.

Bé trai Trung Quốc tự viết 600 dòng code để phóng tên lửa
Yan từng thu hút sự chú ý khi chỉ ra lỗi sai trong video về tên lửa. (Ảnh: Zhejiang News).

Cha của Yan làm việc trong ngành du lịch, ông nói rằng dù không hiểu về hàng không vũ trụ, ông vẫn sẽ luôn đồng hành cùng con trai.

"Là cha mẹ, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ ước mơ của con mình. Nếu gặp phải những khó khăn về kỹ thuật mà không thể giải quyết, con luôn nói với tôi và tôi sẽ cố gắng để nhờ các chuyên gia giúp đỡ", người cha nói với SCMP.

Không chỉ giỏi về việc chế tạo tên lửa, Yan Hongsen cũng có thành tích học tập tốt. Điểm số các môn học của em luôn đứng tốp đầu của lớp.

Đặc biệt hơn nữa, đây không phải lần đầu tiên Yan được biết đến tại xứ tỷ dân. Trước đó, vào tháng 7/2022, khi mới 9 tuổi, em đã trở nên nổi tiếng và được công nhận khi chỉ ra lỗi sai thông tin trong video về tên lửa ở cung thiên văn tại Lhasa, khu tự trị Tây Tạng. Cụ thể, Yan phát hiện nội dung một video nhầm lẫn giữa tên lửa Long March 3 và Long March 5.

Sau khi được biết đến vì chỉ ra lỗi sai đó, Yan được trường tiểu học nơi em theo học mời giảng dạy về khoa học vũ trụ cho học sinh toàn trường nhân dịp năm học mới. Nhờ đó, các học sinh ở trường trở nên quan tâm và yêu thích khoa học vũ trụ nhiều hơn.

Nhận xét về cậu học sinh 11 tuổi, dân mạng Trung Quốc khen ngợi tài năng của em, đồng thời dành lời khen cho hai phụ huynh vì luôn ủng hộ ước mơ của con.

"Chắc hẳn đây là người trẻ nhất Trung Quốc biết chế tạo tên lửa, tôi rất tự hào về cháu", một người bình luận.

"Cha mẹ cậu bé thật tuyệt vời vì đã ủng hộ ước mơ của con trai vô điều kiện", một người khác bình luận.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Câu chuyện bi thảm phía sau cô gái được hôn nhiều nhất thế giới

Câu chuyện bi thảm phía sau cô gái được hôn nhiều nhất thế giới

Không ai biết cô gái tên là gì. Mọi người đều không rõ tuổi tác và hoàn cảnh cũng như cuộc đời đã đưa cô tới Paris thế nào để rồi chết đuối ở sông Seine.

Đăng ngày: 17/07/2024
Câu chuyện về vị tu sĩ liêm chính đã dự đoán về sự tồn tại của lỗ đen, gần 100 năm trước khi Albert Einstein ra đời

Câu chuyện về vị tu sĩ liêm chính đã dự đoán về sự tồn tại của lỗ đen, gần 100 năm trước khi Albert Einstein ra đời

Gần 200 năm trước khi giới khoa học công nhận sự tồn tại của lỗ đen, một tu sĩ người Anh có tên John Michell đã công bố ý tưởng táo bạo về một vật thể vũ trụ lạ kỳ. Vậy tại sao tu sĩ Michell không “viral”?

Đăng ngày: 11/07/2024
Nhà khoa học nữ có phát hiện đi trước thời đại

Nhà khoa học nữ có phát hiện đi trước thời đại

Barbara McClintock (16/6/1902 - 2/9/1992) là một nhà khoa học người Mỹ. Bà dành cả sự nghiệp của mình nghiên cứu về ngô và di truyền học tế bào của ngô.

Đăng ngày: 08/07/2024
Cuộc đời người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ

Cuộc đời người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ

Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ và cũng là người phụ nữ đầu tiên nhận được Huân chương Hubbard của Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ.

Đăng ngày: 05/07/2024
Ai là người đầu tiên điều khiển chiếc máy bay có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh?

Ai là người đầu tiên điều khiển chiếc máy bay có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh?

Người đầu tiên điều khiển chiếc máy bay có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh là phi công Chuck Yeager người Mỹ.

Đăng ngày: 01/07/2024
Cuộc sống thực sự trong không gian: Theo lời kể của phi hành gia Marsha Ivins

Cuộc sống thực sự trong không gian: Theo lời kể của phi hành gia Marsha Ivins

Cuộc sống của các phi hành gia trong không gian ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu và thử thách.

Đăng ngày: 28/06/2024
Nightingale Florence - Người sáng lập ngành điều dưỡng

Nightingale Florence - Người sáng lập ngành điều dưỡng

Bà được coi là " bà tổ" ngành điều dưỡng hiện đại và trở thành một biểu tượng của văn hóa thời Victoria với hình ảnh "quý bà cầm ngọn đèn" đi chăm sóc cho thương binh.

Đăng ngày: 08/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News