Sự thật về giai thoại quả táo rơi trúng đầu Newton mà cả thế giới vẫn tin suốt 400 năm qua

Đây là một truyền thuyết rất phổ biến về Isaac Newton, truyền thuyết nói rằng ông nhận ra định luật hấp dẫn sau khi nhìn thấy một quả táo rơi xuống đầu. Tuy nhiên, sự thật thì không hẳn là vậy.

Isaac Newton là một trong những nhà bác học vĩ đại nhất của lịch sử nhân loại. Lâu nay, chúng ta vẫn luôn nghe truyền thuyết kể rằng khi Newton đang ngồi dưới gốc cây táo thì bị một quả rơi trúng đầu. Đó chính là "khoảnh khắc vàng" đã khiến ông đột nhiên nghĩ ra định luật hấp dẫn - một trong những nghiên cứu quan trọng nhất của mình. Câu chuyện thú vị đã được lan truyền và khiến người ta luôn liên tưởng thiên tài với quả táo, trở thành nguồn cảm hứng cho trí sáng tạo và học hỏi mọi lúc mọi nơi.

Trên thực tế, mọi chuyện có thực sự đã diễn ra như vậy? Suốt 400 năm qua, có không ít người đã lật ngược vấn đề và hoài nghi bằng cách nào mà một sự kiện vô tình lại được ghi nhớ chi tiết đến vậy? Liệu đây có phải chỉ là câu chuyện tưởng tượng để khiến định luật hấp dẫn trở nên dễ nhớ, dễ tiếp cận hơn?

Isaac Newton sinh năm 1642 gần Grantham, Anh là con trai của một nông dân. Ông được nhận vào Đại học Cambridge danh giá nhất Anh quốc năm 1661. 4 năm sau, do dịch hạch bùng phát, trường học tạm thời đóng cửa, buộc Newton phải chuyển về ngôi nhà thời thơ ấu của mình là Trang viên Woolsthorpe. Chính trong khoảng thời gian này, ông đã ở trong vườn cây ăn quả và chứng kiến một quả táo rơi từ trên cây xuống. Không có bằng chứng nào cho thấy quả táo đã thực sự rơi trúng đầu Newton.

Sự thật về giai thoại quả táo rơi trúng đầu Newton mà cả thế giới vẫn tin suốt 400 năm qua
Isaac Newton.

Thế nhưng quan sát của Newton đã khiến ông suy nghĩ về lý do tại sao những quả táo luôn rơi thẳng xuống đất (chứ không phải rơi ngang hoặc hướng lên trên). Trải nghiệm đó thực sự đã giúp truyền cảm hứng cho ông để cuối cùng phát triển định luật vạn vật hấp dẫn của mình. Năm 1687, Newton lần đầu tiên công bố nguyên lý này, trong đó phát biểu rằng mọi vật thể trong vũ trụ đều bị hút vào mọi vật thể khác với một lực tỷ lệ thuận với tích khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Định luật được công bố trong báo cáo nghiên cứu mang tính bước ngoặt là "Principia". Trong "Principia" cũng mô tả ba định luật chuyển động của ông.

Năm 1726, Newton chia sẻ giai thoại về quả táo với William Stukeley, người đã đưa nó vào cuốn tiểu sử "Hồi ký về cuộc đời của Ngài Isaac Newton" xuất bản năm 1752. Theo Stukeley, giai thoại về quả táo rơi trúng đầu Newton được kể lại một cách khá đơn giản: "Sau bữa tối, thời tiết ấm áp, chúng tôi đi vào vườn uống trà dưới bóng mát của vài cây táo. Ông ấy kể với tôi rằng trước đây mình cũng ở trong khung cảnh tương tự khi ý niệm về lực hấp dẫn xuất hiện trong đầu. Đó là khi nhà bác học đang ngồi trong tâm trạng trầm ngâm thì ngẫu nhiên một quả táo rơi xuống".

Sự thật về giai thoại quả táo rơi trúng đầu Newton mà cả thế giới vẫn tin suốt 400 năm qua
Định luật hấp dẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử vật lý của nhân loại.

Vì vậy, hóa ra câu chuyện quả táo là có thật, dù không đúng hoàn toàn 100% nhưng không hề là tưởng tượng. Quả táo có thể không đập vào đầu Newton, nhưng để dễ hình dung hơn, nhiều người đã lựa chọn hiểu câu chuyện theo cách đó.

Trên thực tế, Newton không hề "khám phá" ra lực hấp dẫn. Theo Science, các nhà nghiên cứu khác đã thực hiện các thí nghiệm về nó và cố gắng tìm ra định nghĩa giải thích cho việc vạn vật đều rơi xuống hướng lòng đất chứ không bay lơ lửng. Newton chỉ đơn giản là người đầu tiên viết ra định luật vạn vật hấp dẫn toàn diện.

Nhà toán học và vật lý đại tài qua đời năm 1727 và được chôn cất tại Tu viện Westminster, London. Cây táo nổi tiếng của ông vẫn tiếp tục sinh trưởng tại Trang viên Woolsthorpe nơi quê nhà. Các thế hệ của gia đình đã chăm sóc cây táo duy nhất trong vườn. Vào năm 1816, "cây táo của Newton" vẫn bị đổ trong một cơn bão. Một số nhánh đã bị loại bỏ nhưng một phần lớn của cây vẫn còn và mọc lại. Điều đáng ngạc nhiên là ngày nay cái cây này vẫn đang phát triển tại Woolsthorpe Manor và hiện đã hơn 350 năm tuổi.

Sự thật về giai thoại quả táo rơi trúng đầu Newton mà cả thế giới vẫn tin suốt 400 năm qua
"Cây táo của Newton" vẫn trường tồn sau gần 4 thế kỷ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phi vụ đầu tư giúp nhà văn giàu có đến hết đời: Chơi trò

Phi vụ đầu tư giúp nhà văn giàu có đến hết đời: Chơi trò "ú òa" với cả hệ thống xổ số Pháp để trúng giải độc đắc

Nếu nghĩ những người như Voltaire chỉ biết làm thơ, viết lách thì bạn đã nhầm. Ẩn sau vị triết gia nổi tiếng này là một bộ óc thiên tài vô cùng nhạy bén về tiền bạc.

Đăng ngày: 10/01/2023
Quang học hiện đại ra đời từ nhà khoa học giả điên

Quang học hiện đại ra đời từ nhà khoa học giả điên

Nhà khoa học Alhazen người Ả Rập đã giả điên để tránh cơn thịnh nộ của al-Hakim và mở ra môn quang học hiện đại.

Đăng ngày: 07/01/2023
Nữ giáo sư người Việt thành nhà khoa học lọt top 1% thế giới

Nữ giáo sư người Việt thành nhà khoa học lọt top 1% thế giới

Câu chuyện của Giáo sư Nguyễn Thục Quyên đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ.

Đăng ngày: 03/01/2023
Câu chuyện thương tâm về 3 phi hành gia duy nhất đã hi sinh ngoài vũ trụ

Câu chuyện thương tâm về 3 phi hành gia duy nhất đã hi sinh ngoài vũ trụ

Năm 1971, ba nhà du hành vũ trụ người Nga đã phá kỷ lục về thời gian bay vào vũ trụ lâu nhất tại thời điểm đó, nhưng nhiệm vụ này đã kết thúc một cách bi thảm bởi một trục trặc trên đường trở về.

Đăng ngày: 28/12/2022
Nhà khoa học Mỹ tạo giống lúa chịu ngập được 2 tuần

Nhà khoa học Mỹ tạo giống lúa chịu ngập được 2 tuần

GS Pamela C. Ronald vừa nhận giải đặc biệt của VinFuture 2022 cho nghiên cứu phân lập gene lúa đặc hiệu để tạo ra các giống lúa năng suất cao, chịu được ngập úng.

Đăng ngày: 23/12/2022
Cái chết của Gogol: Chuyện gì đã thực sự xảy ra với nhà văn lỗi lạc?

Cái chết của Gogol: Chuyện gì đã thực sự xảy ra với nhà văn lỗi lạc?

Còn nhiều bí ẩn chưa giải đáp xung quanh cái chết của nhà văn người Nga Nikolai Vasilyevich Gogol.

Đăng ngày: 21/12/2022
Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng của Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh

Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng của Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh

Tiến sĩ Nguyễn Huyền Đức đã trở thành nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng của Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh (Royal Aeronautical Society- RAeS).

Đăng ngày: 09/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News