Cây táo của Newton trong khu vườn Đại học Cambridge bị bão đánh đổ
Cây táo nổi tiếng của Newton trong khu vườn Đại học Cambridge, Anh bị Bão Eunice đánh đổ nhưng may mắn khi các nhà khoa học đã nhân bản được hai cây khác.
Năm 1665, sau khi tốt nghiệp, Newton cùng gia đình đến dinh thự ở Woolsthorpe, Lincolnshire, Anh để tránh đợt dịch bệnh bùng phát.
Cây có quả to, màu đỏ pha xanh, nhưng hương vị không có gì đặc biệt.
Sau khi quan sát một quả táo rụng xuống từ cây trong vườn, Newton bắt đầu suy ngẫm về lực đã kéo vật thể rơi thẳng về phía mặt đất. Đó là khởi đầu của định luật vạn vật hấp dẫn được ông công bố vào năm 1687.
Cây táo này có một lịch sử lâu dài, được trồng vào khoảng năm 1650 nhưng cây bị đốn hạ trong một trận gió lớn do bão vào những năm 1800.
May mắn trước đó, các nhà khoa học đã nhân bản cây táo và gửi trồng ở một số trường đại học và trung tâm nghiên cứu tại mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực.
Có một hạt ở Los Angeles Mỹ, một hạt khác ở Đài quan sát Parkes ở Australia và thậm chí một hạt giống của cây táo gửi lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2016...
Một trong số hạt giống gửi đến khu vườn bách thảo tại Đại học Cambridge nổi tiếng. Tại khu vườn bên trong trường đại học danh tiếng nước Anh, các nhà khoa học trồng bản sao của cây táo.
Tuy nhiên, trong cơn bão Eunice lớn vừa qua, cây 'Flower of Kent' là một bản sao của cây táo nổi tiếng của Newton đã bị đốn ngã.
Cây táo của Newton trong khu vườn Đại học Cambridge bị bão đánh đổ.
Cây táo "Flower of Kent" trồng trong vườn bách thảo Đại học Cambridge vào năm 1954. Cây có quả to, màu đỏ pha xanh, nhưng hương vị không có gì đặc biệt, chủ yếu được dùng để nấu ăn.
Samuel Brockington, người phụ trách vườn bách thảo của Đại học Cambridge cho biết cái cây biểu tượng đã đứng ở lối vào Brookside trong suốt 63 năm qua và sự mất mát lần này là sự kiện đáng buồn. Ông cũng chia sẻ rằng vườn Bách thảo đã có ba bản sao của cây gốc, là một quá trình nghiên cứu thử nghiệm của họ trong những năm qua.
Đại diện bộ phận phụ trách vườn bách thảo của Đại học Cambridge cho biết gần đây họ đã nhận thấy rằng cây táo có xu hướng bị chết dần và gió mạnh đã đánh đổ nó.
Đại diện cho biết: "Chúng tôi có một bản sao khác, cây táo của Newton sẽ vẫn ở trong vườn, nhưng đáng buồn là không phải ở vị trí quen thuộc".
Gần đây, các nhà khoa học đã giải mã trình tự bộ gene của cây trong dự án "Darwin Tree of Life". Vì vậy, dữ liệu DNA của cây hiện được lưu giữ mãi mãi.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
