Ngoài khơi New Zealand, Trái đất đang tự nuốt đại dương

Một vùng hút chìm trẻ ngoài khơi New Zealand đã giúp các nhà khoa học giải thích bí ẩn vì sao một mảng kiến tạo có thể phá vỡ lớp vỏ đá cứng của Trái đất và bắt đầu quá trình lặn xuống một mảng khác.

Nghiên cứu vừa công bố trên Nature Geoscience đã mô tả cách một đứt gãy nhỏ trong một mảng kiến tạo liên tục bị ép và kéo trong hàng triệu năm, cho đến khi áp lực bị dồn nén đủ mạnh và khởi động một quá trình địa chất vĩ đại.

Công trình bắt đầu từ năm 2018 với chuyến thám hiểm trên tàu nghiên cứu Marcus G. Langseth ngoài khơi New Zealand. Tại đây tiến sĩ Brandon Shuck từ Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia đã thu thập hình ảnh địa chấn chi tiết của đáy biển.

Ngoài khơi New Zealand, Trái đất đang tự nuốt đại dương
Trái đất có một vùng hút chìm non trẻ ngoài khơi New Zealand - (Ảnh: Brandon Shuck)

Các hình ảnh được ghép với các mẫu đã từ các cuộc thám hiểm đại dương khác, cung cấp các mốc thời gian địa chất để tái tạo lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động.

Theo PHYS, các bằng chứng cho thấy 16 triệu năm trước, một vết nứt nhỏ bắt đầu xuất hiện nơi mảng kiến tạo Autralia. Vết nứt này từ từ lớn lên khi va chạm với các mảng kiến tạo khác - vì như chúng ta đã biết, các mảng kiến tạo, nói nôm na là các mảnh vỏ của Trái đất, luôn luôn chuyển động.

Khi vết nứt vỡ đủ dài và lớn, phần nặng hơn của mảng Autralia đã có thể xuyên qua vỏ đá của Trái đất và dần chui xuống bên dưới trong 800 triệu năm qua. Đây là một vùng hút chìm khá nhỏ với quy mô kiến tạo toàn cầu, nhưng các bằng chứng cho thấy vết nứt sẽ tiếp tục phát triển, kéo dài tới Nam Cực và thay đổi dần cảnh quan trong hàng trăm triệu năm tới.

Như nhiều nghiên cứu khác cho thấy, vỏ Trái đất không liền lạc như đa số các hành tinh khác mà được cấu tạo bởi 15-20 mảnh lớn nhỏ. Các mảnh này liên tục di chuyển trượt lên nhau, chui xuống bên dưới nhau qua quá trình hút chìm... kéo theo những thứ mà chúng cõng bên trên là các lục địa và đại dương liên tục biến đổi.

Toàn bộ quá trình này được gọi chung là "kiến tạo mảng", có vẻ hết sức đáng sợ nhưng lại rất quan trọng trong việc giúp Trái đất ổn định môi trường, bầu khí quyển và giữ được sự sống.

Quá trình này nhiều lần khiến đất đai trên hành tinh hợp nhất thành một siêu lục địa, bao quanh bởi siêu đại dương, rồi lại nhiều lần bị kéo xa ra, tách thành nhiều lục địa như ngày nay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu phát hiện người có ngoại hình hấp dẫn sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn

Nghiên cứu phát hiện người có ngoại hình hấp dẫn sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn

Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng những người ưa nhìn dường như có hệ miễn dịch tốt hơn.

Đăng ngày: 18/02/2022
Những sự thật thú vị tại lễ hội đua bò Indonesia

Những sự thật thú vị tại lễ hội đua bò Indonesia

Hàng năm, người Minangkabau ở Tây Sumatra, Indonesia tổ chức lễ hội đua bò ăn mừng mùa màng vào thời điểm cuối mùa vụ. Lễ hội đua bò quyết liệt này được biết đến với tên gọi Pacu Jawi.

Đăng ngày: 17/02/2022
Thái Lan đổi tên thủ đô Bangkok thành Krung Thep Maha Nakhon

Thái Lan đổi tên thủ đô Bangkok thành Krung Thep Maha Nakhon

Ngày 16/2, Hội Hoàng gia Thái Lan (Royal Institute - ORST) đã tuyên bố đổi tên gọi chính thức của thủ đô nước này, từ Bangkok thành Krung Thep Maha Nakhon.

Đăng ngày: 17/02/2022
Nhìn thì cứ tưởng là kỳ quan tự nhiên, ai ngờ chúng hoàn toàn là do con người tạo ra

Nhìn thì cứ tưởng là kỳ quan tự nhiên, ai ngờ chúng hoàn toàn là do con người tạo ra

Thế giới muôn hình muôn vẻ, có rất nhiều kỳ quan trên hành tinh của chúng ta nhìn thì có vẻ như nó là sản phẩm của tự nhiên, tuy nhiên khi tìm hiểu thì mới biết được rằng chúng lại do con người tạo ra.

Đăng ngày: 17/02/2022
Top 5 sự thật khoa học kỳ thú liên quan ăn uống

Top 5 sự thật khoa học kỳ thú liên quan ăn uống

Ăn chuối là đưa phóng xạ vào cơ thể, dạ dày con người có thể hòa tan lưỡi dao cạo râu… là những sự thật thú vị mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/02/2022
30 năm, 44 quốc gia, 75.000 dặm và cuộc phiêu lưu bất tận của nhà thám hiểm thế kỷ 14 - Ibn Battuta

30 năm, 44 quốc gia, 75.000 dặm và cuộc phiêu lưu bất tận của nhà thám hiểm thế kỷ 14 - Ibn Battuta

Ibn Battuta đã đi khắp lãnh thổ mà ngày nay là 44 quốc gia, kết hôn ít nhất bảy lần và ông là người đã viết một bản tường thuật toàn diện nhất về cuộc sống thế kỷ 14 trên toàn cầu từ trước cho đến nay.

Đăng ngày: 16/02/2022
Vị khách

Vị khách "không mời mà đến" khiến máy bay phải đổi hướng bay

Chuyến bay của hãng AirAsia buộc phải đổi hướng bay, sau khi các hành khách phát hiện một vị khách " không mời mà đến" có mặt trong khoang máy bay.

Đăng ngày: 16/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News