Tại sao chưa bao giờ chúng ta tìm thấy lửa ngoài Trái đất?

Kiểm soát lửa được coi là một trong những thành tựu nổi bật của loài người. Sự tồn tại của lửa cũng là một trong những điều đặc biệt đối với Trái đất.

Lửa - sự ưu ái duy nhất của trời đất cho loài người

Trong thần thoại Hy Lạp, thần Prometheus phải chịu cực hình kinh hoàng vì ăn trộm lửa của các vị thần. Theo truyền thuyết, Prometheus chính là vị thần tạo ra loài người và chính ông đã ăn cắp ngọn lửa từ thần Zeus và trao nó cho nhân loại.


Lửa chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống con người - (Ảnh: THOUGHTCO).

Vì vậy, hơi mỉa mai khi những vị thần đó, hoặc ít nhất là các hành tinh được mang tên các vị thần, không thực sự có bất kỳ ngọn lửa nào. Điều đó cũng đúng với Apollo - thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp.

Trong khi Mặt trời thường được gọi là bốc lửa, thì quá trình nhiệt hạch cung cấp nhiệt cho nó lại là một điều gì đó rất khác với lửa.

Theo trang IFL Science, chỉ có hàng tỉ năm sự sống trên Trái đất mới có thể tạo ra lửa.

Nếu bất kỳ hành tinh nào mà chúng ta đang tìm mà có được lửa, thì đó sẽ là một gợi ý rất lớn rằng chúng cũng có sự sống.

Oxy - nguồn sống của cả con người và lửa

Lửa nói chung đòi hỏi sự hiện diện của oxy. Mặc dù oxy là nguyên tố dồi dào thứ 3 trong vũ trụ, nhưng nó liên kết với các nguyên tố khác dễ dàng đến mức hiếm khi được tìm thấy ở dạng phân tử có thể tạo ra lửa.

Một số loại khí khác đã được phát hiện có thể đốt cháy các vật liệu cụ thể, nhưng những loại khí này thường hiếm và ít có khả năng được tìm thấy bên ngoài phòng thí nghiệm hóa học.

Cả oxy và các chất thay thế này đều không có mặt ở những nơi khác trong Hệ Mặt trời - với nồng độ cần thiết cho quá trình đốt cháy.

Thật vậy, không có bằng chứng về lửa trong hồ sơ hóa thạch trước kỷ Ordovic giữa. Mặc dù đã có oxy trong bầu khí quyển kể từ sự kiện oxy hóa vĩ đại gần 2 tỉ năm trước, nhưng nồng độ này quá thấp để có thể duy trì lửa.

Nếu tất cả sự sống trên Trái đất đột nhiên biến mất, oxy trong bầu khí quyển của Trái đất sẽ dần dần phản ứng với đá cho đến khi biến mất hoàn toàn.

Hơn nữa, lửa cũng cần nhiên liệu và nhiệt. Có một khuôn mẫu đối với những gì chúng ta đốt cháy: gỗ từ cây cối, than đá từ những khu rừng cổ xưa và dầu mỏ từng là những sinh vật đơn giản. Hầu hết các chất có khả năng trải qua quá trình oxy hóa nhanh tạo ra ngọn lửa cũng là sản phẩm của sự sống.

Một số hiện tượng có thể trông giống như lửa để đánh lừa thị giác của chúng ta. Chẳng hạn, núi lửa phun trào có thể tạo ra "đài phun lửa". Tuy nhiên, đài phun lửa không phải là lửa thực sự, thay vào đó là magma phun lên qua lỗ thông hơi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News