Bệnh phù não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Phù não là tình trạng xảy ra khi dịch tích tụ xung quanh tổ chức não, gây gia tăng áp lực nội sọ. Phù não hay còn được gọi cách khác dưới cái tên biến chứng mà nó gây ra là tăng áp lực nội sọ. Phù não gây ra các biến chứng nghiêm trọng và có các triệu chứng nguyên nhân gây ra.
Những điều cần biết về bệnh phù não
1. Phù não là gì, nguy hiểm như thế nào?
Bệnh phù não có thể xảy ra ở các vị trí đặc biệt ở não hay phù toàn bộ não, điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây phù não. Não phù sẽ gây áp lực bên trong hộp sọ, gây hạn chế cung cấp máu cho não, áp lực gia tăng có thể chèn ép các mạch máu nuôi não, khiến máu không lên não, hạn chế nguồn cung cấp oxy cho tế bào não hoạt động. Việc thiếu oxy gây ảnh hưởng nghiệm trọng làm tổn thương tế bào não, thậm chí gây chết não.
Ngoài ra phù não còn làm gián đoạn sự lưu thông của dịch não tủy làm tình trạng phù càng tồi tệ hơn.
2. Triệu chứng của bệnh phù não
Các triệu chứng của bệnh phù não có thể dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiều bệnh thần kinh khác, khiến việc phát hiện, chẩn đoán có phần khó khăn và khiến người bệnh đôi khi chủ quan với các triệu chứng này. Thông thường tình trạng phù não xuất hiện với các triệu chứng đột ngột như:
- Đau đầu, cổ
- Buồn nôn hoặc nôn
- Chóng mặt
- Mất trí nhớ, ý thức
- Khó nói, khó di chuyển
- Co giật
- Mất thị lực
Bệnh phù não gây chóng mặt
Các triệu chứng của bệnh phù não có thể thay đổi mức độ biểu hiện và nghiêm trọng tùy vào tình trạng và nguyên nhân chủ yếu gây phù não.
3. Nguyên nhân gây bệnh phù não
Tăng áp lực nội sọ liên quan đến bệnh phù não có thể do một trong các nguyên nhân sau đây, bao gồm:
- Chấn thương sọ não: Là một chấn thương cấp tính như do ngã hoặc tai nạn xe cộ.
- Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Xảy ra khi huyết khối trong mạch máu não hạn chế lưu lượng oxy đến não. Thiếu oxy có thể làm tổn thương các tế bào não và gây phù và tăng áp lực.
- Khối u não: Một khối u não có thể chèn ép vào các khu vực khác của não. Một vài khối u não nằm gần các lỗ thoát dịch não tủy, khi phát triển to ra sẽ che lấp các lỗ này gây tăng áp lực nội sọ dẫn đến phù não
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có thể gây phù não. Ví dụ viêm não là một bệnh nhiễm trùng gây viêm trong não và kết quả là áp lực nội sọ tăng cao.
- Xuất huyết não: Xuất huyết não xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ xuất huyết gây ra viêm và tăng áp lực nội sọ.
- Độ cao: Phù não cũng có thể xảy ra trên độ cao khoảng 4.000 mét.
- Các nguyên nhân khác: Lạm dụng các chất kích thích, ngộ độc khí CO, nhiễm độc từ vết cắn của một vài loại động vật, bò sát hay các động vật dưới nước có độc,...
Chấn thương sọ não gây phù não
4. Điều trị phù não như thế nào?
Để điều trị bệnh phù não hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp sau theo bác sĩ tùy vào tình trạng, nguyên nhân gây phù não là gì. Cụ thể gồm các phương pháp:
- Liệu pháp oxy là cách cung cấp oxy cho người bệnh thông qua máy thở hoặc các phương tiện khác đảm bảo máu giàu oxy được đưa lên não
- Sử dụng thuốc giảm sưng phù hoặc tạ khối huyết não
- Phẫu thuật mở hộp sọ trong trường hợp nặng để giảm áp lực nội sọ, cắt thông liên thất để dẫn lưu dịch và giảm áp lực nội sọ hiệu quả
- Hạ thân nhiệt để trị liệu giảm sưng trong não
- Liệu pháp thẩm thấu bằng cách sử dụng thuốc để kéo dịch khỏi não, giúp tăng lưu lượng máu đến não, giảm áp lực nội sọ.
Người bệnh phù não có thể được chẩn đoán chính xác ngay khi phát hiện các triệu chứng trê bằng cách thăm khám và kết hợp các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng hiện đại khác như: Khám thực thể đầu và cổ, thần kinh, chụp CT hoặc MRI sọ não, xét nghiệm máu.

17 nguyên nhân gây nghẹn ở cổ họng và ợ hơi
Đôi khi bạn cảm giác bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi nhưng không biết nguyên nhân do đâu? Cùng điểm qua 17 nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng này.

Tổng quan về bệnh dại với các con số thực tế ở Việt Nam
Chúng ta hãy cùng thử xem bệnh dại là gì và tác hại của nó ra sao, cùng với đó là khuyến cáo chính thức từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế về các biện pháp phòng ngừa bệnh dại.

Bạn biết về về hội chứng trầm cảm cười?
"Trầm cảm cười" là hội chứng trầm cảm có những biểu hiện khá dễ dàng để nhận biết và thường gặp phải ở nhiều người trẻ.

Tìm hiểu về bệnh rối loạn phân ly tập thể
Rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Tỷ lệ người mắc các rối loạn này chiếm 0,3-0,5% dân số.

Chướng bụng đầy hơi kéo dài và cách chữa trị
Chướng bụng đầy hơi khó tiêu là hiện tượng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, việc thường xuyên gặp phải triệu chứng này cũng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trẻ em hiếu động và nghịch ngợm là chuyện bình thường, tuy nhiên nếu trẻ có mức độ hoạt động quá mức thì lại là một bệnh và cần được can thiệp sớm.
