Bệnh sốt rét đã có ít nhất 20.000 năm tuổi đời

Cho đến nay, người ta vẫn tin rằng bệnh sốt rét chỉ xuất hiện với sự ra đời của nền nông nghiệp ở Trung Phi vào 5.000 năm trước... Nhưng một công trình nghiên cứu mới đây lại cho thấy rằng bệnh sốt rét còn có tuổi đời xa hơn tới 15.000 năm trước nữa, tức 20.000 năm.

Nghĩa là bệnh không xuất hiện vào thời điểm con người bắt đầu hoạt động nông nghiệp, trái với giả thuyết cho đến nay vẫn được cộng đồng khoa học chấp nhận.

Sốt rét là một trường hợp biểu tượng của chọn lọc tự nhiên ở người. Được truyền qua muỗi, con người có thể chống lại bệnh này thông qua một đột biến gọi là βS (đọc là ‘beta S’).

Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là đột biến này chỉ bảo vệ khi chúng ta chỉ thừa hưởng từ một người, cha hoặc mẹ, còn nếu thừa hưởng từ cả cha lẫn mẹ thì đột biến này sẽ mất tác dụng, ngược lại, còn làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn.


Muỗi là trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho người.

Trong trường hợp này, chúng ta sẽ bị nhiễm bệnh hồng cầu hình liềm, một bệnh gây khó khăn cho chức năng mang oxy nuôi cho toàn cơ thể.

Nghịch lý tiến hóa này được phát hiện vào đầu những năm 1950 làm cho βS trở thành một dấu ấn lý tưởng cho việc nghiên cứu về bệnh sốt rét.

Có ý kiến cho rằng sự đột biến này chỉ truyền tải tới các cơ phận khác của cơ thể nếu các cơ phận này bị nhiễm bệnh, còn nếu cơ thể không nhiễm bệnh thì đột biến trở thành thừa, sẽ tự động biến mất khỏi bộ gen của con người. Vì vậy, các loại dược phẩm vẫn là cứu tinh trong việc chữa trị bệnh sốt rét.

Trong quá khứ, khi nói về bệnh sốt rét chúng ta vẫn thường nghe nhắc tới tên thuốc ký ninh (quinine), được sử dụng từ thời Pháp thuộc.

Nhưng điều bất ngờ là hiện nay, loại dược phẩm chữa trị cho bệnh này lại tới từ một loài thảo mộc, cây Artemisia annua mà trong tiếng Việt gọi là cây thanh hao, hay thanh cao hoa vàng, ngải hoa vàng, ngải si; bà con họ hàng với cây ngải cứu.

Artemisia annua là loại cây thuốc cổ truyền trong Đông Y và hiện mọc nhiều tại các quốc gia khu vực Đông Á (Trung  Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên), Ấn Độ và Việt Nam. Chính từ cây Artemisia annua, các nhà khoa học đã chiết xuất được artemisinin, hoạt chất chủ yếu trong việc chữa trị bệnh sốt rét.

Trong những năm 1970, nữ GS. Tu Youyou tại Học viện Y học cổ truyền (Trung Quốc) và là cử nhân Dược khoa tại Đại học London cùng nhóm nghiên cứu của mình đã điều chỉnh quy trình chiết xuất để cuối cùng phân lập được hoạt chất artemisinin.

Nhưng mãi cho tới năm 2015 bà mới được xác minh là tác giả công trình và được trao giải Nobel Y học khi chứng minh tính hiệu quả của artemisinin trong việc điều trị chống sốt rét.

Tuy nhiên, một mình artemisinin sẽ không đủ dược lực mà cần phải phối hợp với một vài hoạt chất khác để cho hiệu quả tối ưu. Vì vậy, năm 2009, GS. Chu Nghĩa Thanh (Trung Quốc) và nhóm của ông đã giành được giải thưởng Nhà phát minh châu Âu của năm (trong hạng mục các nước ngoài châu Âu) cho việc phát triển đầu tiên liệu pháp phối hợp dựa trên artemisinin để điều trị sốt rét, được gọi là Coartem.

Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều người dựa trên dược tính của artemisinin để thành lập doanh nghiệp, trồng cây Artemisia annua chế biến thành trà hoặc bột tung ra thị trường với giá rẻ cùng lời quảng cáo “trị sốt rét chỉ trong 7 ngày”, chủ yếu nhắm vào đất nước châu Phi (Senegal, Congo, Cameroon…) là những nước nghèo lại bị bệnh sốt rét hoành hành. Vì vậy Tổ chức Y tế Thế giới đã phải lên tiếng cảnh báo.

Trở lại với tuổi đời của bệnh sốt rét, chỉ riêng tại Trung Quốc, các y thư cổ như Hoàng đế Nội kinh cách nay đã khoảng 4.600 năm cũng có nói về bệnh sốt rét. Như vậy, với công trình nghiên cứu mới nhất cho thấy bệnh sốt rét có tuổi đời 20.000 năm thì cũng không có gì lạ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News