Bệnh tay, chân, miệng: Cảnh báo biến chứng thần kinh
Từ đầu năm đến nay, BV Nhi Đồng I nhận hơn 500 trẻ dưới 3 tuổi mắc bệnh tay, chân, miệng. Những ca biến chứng nặng tập trung vào trẻ dưới 2 tuổi.
![]() |
Bóng nước xuất hiện ở bàn chân của một trẻ đang điều trị bệnh tay, chân, miệng ở BV Nhi Đồng 1. |
Trẻ có thể biểu hiện hoảng hốt nói lảm nhảm, chới với, run chi, co giật. Triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như sốt rất cao, nôn ói nhiều, da nổi bông, mạch nhanh nhưng không sốt cao, yếu tay chân, méo miệng.
8 ngày theo dõi bệnh chân, tay, miệng
Tính từ đầu năm đến nay, khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1 nhận hơn 500 trẻ dưới 3 tuổi mắc bệnh tay, chân, miệng. Những ca biến chứng nặng xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 2 tuổi.
Trước đây bệnh chủ yếu là do tác nhân coxsakie rất lành tính. Nhưng gần đây những biến chứng dẫn đến viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não từ bệnh tay, chân, miệng là do một tác nhân mới khác rất nguy hiểm, enterovirus 7.
BS Khanh còn cho biết thêm việc xuất hiện các bóng nước là giai đoạn đầu của bệnh tay, chân, miệng và không có gì đặc biệt do tỷ lệ biến chứng dưới 1%.
Tuy nhiên, khi trẻ có biến chứng nếu không điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.
Theo tổng kết nhiều năm của BV Nhi Đồng 1, bệnh tay, chân, miệng xảy ra theo 2 mùa trong năm, từ tháng 2 đến tháng 4 và sau đó từ tháng 9 đến tháng 12. Biểu hiện của bệnh tay chân miệng cũng rất dễ nhận biết nếu được chú ý đó là các bóng nước. Bóng nước có kích thước từ 2 – 10 mm, màu xám, hình ô van, bóng nước xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng và khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng. Khi nổi bóng nước trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng, bỏ ăn. Bóng nước sẽ tự xẹp đi sau tự khỏi sau 5 đến 7 ngày. Một số trẻ có kèm nôn ói, tiêu chảy ngay khi nổi bóng nước hay khi bóng nước đã xẹp. |
Mặt khác nếu thấy có những triệu chứng thần kinh nhẹ bất thường kể trên và những bóng nước xuất hiện ở lòng tay, lòng bàn chân, gối, mông của trẻ, thì nhanh chóng mang trẻ đến bệnh viện.
Đối với trường hợp không có biến chứng thì có thể điều trị tại nhà bằng thuốc giảm đau, cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Các bậc cha mẹ cố gắng cho trẻ ăn thành nhiều bữa.
Nguồn lây nhiễm: Từ tay người lớn
Hiện nay tác nhân enterovirus 71 chưa có thuốc chủng ngừa nên cách phòng ngừa hiện nay là bảo đảm vệ sinh trong ăn uống.
Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và rất dễ lây, thường lây nhanh qua đường tiêu hoá và trẻ sống cùng nhà và sinh hoạt cùng nhà trẻ. Nên cho trẻ nghỉ học hay tránh tiếp xúc với trẻ bệnh khi ở chung nhà vì bệnh rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác khi tiếp xúc.
Theo BS. Khanh, để hạn chế lây nhiễm bệnh này trong thời điểm hiện nay, điều quan trọng nhất là người lớn nên chú ý rửa tay thật sạch.
"Khi cho trẻ ăn, chơi đồ chơi, thay tã, dọn phân hay nước tiểu, chăm sóc... mà không rửa tay, bàn tay của người lớn dễ trở nên nguồn lây bệnh khi người lớn nắm vào người đứa trẻ khác...", BS Khanh cảnh báo.
Hương Cát
Loading...
TIN CŨ HƠN

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.
Đăng ngày: 18/04/2025

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.
Đăng ngày: 18/04/2025

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?
Đăng ngày: 17/04/2025

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.
Đăng ngày: 16/04/2025

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.
Đăng ngày: 16/04/2025

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?
Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.
Đăng ngày: 12/04/2025

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.
Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm