Bệnh tiểu đường type 1 được chữa khỏi hoàn toàn mà không cần insulin

Một thử nghiệm lâm sàng của Viện nghiên cứu tiểu đường thuộc Đại học Miami, Hoa Kỳ đã xác nhận, trường hợp bệnh nhân đầu tiên của họ được điều trị khỏi tiểu đường và không cần tiêm insulin.

Wendy Peacock, được chẩn đoán tiểu đường type 1 từ khi cô 17 tuổi. Cho đến nay, khi đã bước sang tuổi 43, Peacock đã trải qua 26 năm điều trị nghiêm ngặt với lịch tiêm insulin mỗi ngày. Tuy nhiên, cuộc tiểu phẫu mới nhất cuối cùng đã kết thúc những ngày tháng cô phải gắn bó với những ống tiêm insulin.

Các bác sĩ đã cấy ghép vào cơ thể cô những tế bào đảo tụy. Giờ đây, Peacock đã có thể tự sản xuất insulin một cách tự nhiên. Cô cũng không cần phải duy trì một chế độ ăn kiêng dành cho người tiểu đường nữa. Về cơ bản, có thể nói Peacock đã khỏi bệnh.

Bệnh tiểu đường type 1 được chữa khỏi hoàn toàn mà không cần insulin
Wendy Peacock (thứ 2 từ trái sang) được xác nhận là bệnh nhân tiểu đường đầu tiên giã từ điều trị insulin.

Tiểu đường type 1 là căn bệnh gây ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể quay lại tấn công chính những tế bào sản xuất insulin của cơ thể. Chúng phá hủy đảo tụy, nơi hooc-môn quan trọng này được được sản xuất. Khi đó, cơ thể sẽ sản xuất mức thấp hoặc ngưng hẳn quá trình tiết ra insulin.

Trong một cơ thể bình thường, insulin là tác nhân duy nhất có thể hạ lượng đường trong máu. Nó cho phép đường đi vào các tế bào. Nhưng nếu insulin không có mặt đủ trong cơ thể, đường tích tụ lại trong máu sẽ là một vấn đề nghiêm trọng. Bệnh tiểu đường và các biến chứng nghiêm trọng của nó sẽ hình thành.

Trong thử nghiệm mới, các bác sĩ đã tiến hành tiêm vào cơ thể Peacock những tế bào đảo tụy. Trước đây, gan đã từng được chọn làm vị trí lưu giữ những tế bào này trong một kỹ thuật tương tự. Tuy nhiên, nó chỉ duy trì cho bệnh nhân tiểu đường một khoảng thời gian nhất định tự sản xuất insulin. Các bác sĩ lần này đã phải lựa chọn một địa điểm khác.

Trong khoang bụng có một vùng mô gọi là mạc nối. Các tế bào đảo tụy đã được đưa vào vị trí này. Chúng được níu giữ bởi một hệ thống "giàn giáo sinh học". Các bác sĩ tạo ra chúng bằng cách trộn tế bào máu của bệnh nhân với thrombin, một loại hóa chất sử dụng để kiểm soát chảy máu trong phẫu thuật.

Một chất giống như gel dính được tạo ra có khả năng giữ lại các tế bào đảo tụy khỏi nguy cơ bị giết chết. Sau quá trình tạo "giàn giáo" này, các tế bào đảo tụy đã có thể nhận chất dinh dưỡng và oxy để bắt đầu thực hiện công việc vốn có của chúng: sản xuất insulin. Như mọi trường hợp cấy ghép khác, thuốc điều trị chống thải ghép được duy trì để giữ cho các tế bào mới tồn tại trong cơ thể.


Dự án BioHub hướng đến điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường.

Trong khi đã bước đầu thành công trong điều trị tiểu đường type 1, các nhà khoa học còn đang nhắm đến một mục tiêu cao hơn với kỹ thuật này. Họ muốn tạo ra một cơ quan giống như một nhà máy mini trong cơ thể gọi là BioHud. Nó sẽ mô phỏng lại chức năng của toàn bộ tuyến tụy như là biện pháp tối ưu nhất để điều trị tiểu đường.

Nói về trường hợp của Peacock, bác sĩ Camillo Ricordi, giám đốc Viện nghiên cứu tiểu đường thuộc Đại học Miami cho biết đây là một bước tiến quan trọng đối với cuộc chiến của chúng ta chống lại bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, phương pháp này chưa đủ hoàn hảo.

"Peacock giống như một người đã khỏi bệnh tiểu đường, nhưng rồi sẽ phải sử dụng thường xuyên thuốc chống đào thải. Khi bạn có thể bằng cách nào đó loại bỏ điều này, kỹ thuật mới được công nhận là một phương pháp chữa bệnh", Ricordi cho biết.

Tuy nhiên, đối với Peacock, cô đã cảm thấy cuộc sống của mình lúc này quá tuyệt vời. "Bạn biết đấy ,một người mắc tiểu đường type 1 phải tuân thủ một lịch trình cụ thể mỗi ngày. Tôi phải có trong đầu cả một danh sách cần ghi nhớ mỗi ngày liên quan đến đường và thực phẩm".

Nhưng bây giờ, cô đã có thể thốt lên "WOW! Tôi không cần đến những kế hoạch và danh sách đó nữa". Peacock nói đó là điều mà cô vẫn mơ ước. Thậm chí đến giờ cô vẫn không tin rằng nó đã trở thành hiện thực. Sẽ không cần thêm những ống tiêm insulin nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News