Bí ẩn bình ắc quy ở thành cổ Iraq
Thành cổ Patea ở phía Tây Iraq có 2.000 năm lịch sử. Đầu những năm 70, Wilhelm Konig - Nhà khảo cổ học người Đức đã tới khu thành cổ này điều tra, phát hiện được một số hộp sứ có kích cỡ khác nhau.Những hộp sứ này thoạt tiên xem qua không khác những hộp sứ thông thường là mấy.
- 5 bí ẩn khảo cổ có nguy cơ không bao giờ được giải mã
- 10 hiện tượng tôn giáo bí ẩn nhất trong lịch sử
Bí ẩn về loại ắc quy đầu tiên trên thế giới ở Iraq
Nhưng trong mỗi hộp lại có một thanh sắt nhỏ. Wilhelm Konig đã đặt câu hỏi và càng kinh ngạc hơn khi ông mở một hộp thấy thanh sắt nhỏ còn được đặt trong một ống tròn làm bằng đồng, trên thanh sắt vẫn còn những vết gỉ rất rõ ràng do bị dung dịch axit ăn mòn. Một ý nghĩ trong đầu ông: Đây đích thị là bình ắc quy ư?
Chiếc bình ắc quy có thể được dùng để mạ vàng.
Konig tiến hành nghiên cứu tỷ mỷ những hộp sứ. Ngoài vỏ làm bằng gốm sứ ra, từ nguyên lý kết cấu của nó đều không có gì khác biệt với bình ắc quy khô hiện dùng ngày nay. Theo Konig, chất điện phân trong ống tròn bằng đồng chỉ cần dùng rượu hoặc dấm là được. Sau khi nghiên cứu cấu tạo và niên đại của các hộp này, Wilhelm Konig tuyến bố: Năm 200 sau Công nguyên thuộc đế chế Parthia (một đất nước cổ đại ở Tây Á, nay thuộc Iran, tồn tại từ năm 250 trước Công nguyên đến năm 225 sau Công nguyên) người Patea đã sử dụng bình ắc quy, hơn nữa nguyên lý của nó giống như bình ắc quy hiện đại ngày nay.
Mô hình cấu tạo bình ắc quy cổ đại.
"Những bình ắc quy này đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Chưa có ai khác tìm được những vật như thế. Chúng là một trong những bí ẩn của cuộc sống", nhà khoa học Paul Craddock của Anh nói.
Nhưng mọi người đều biết rằng, bình ắc quy đầu tiên trên thế giới do nhà khoa học Futa, người Italia phát minh vào năm 1800 sau Công nguyên. Tuy công nghệ chế tạo ắc quy không phức tạp, nhưng về nhận thức và tính năng sử dụng của phát minh ắc quy lại cần có một kiến thức về vật lý hiện đại. Người Patea 1800 năm trước làm thế nào có được những kiến thức này? Tất cả những điều đó làm cho các nhà khoa học, khảo cổ học đều chưa tìm ra được câu trả lời.