Bí ẩn của cá mập voi đã có lời giải đáp

Đối với các nhà nghiên cứu sinh học, tuổi thọ của loài cá mập voi quý hiếm vẫn là một ẩn số chưa có lời giải.

Vào những năm 1950-1960, các quốc gia phát triển, trong đó có Mỹ và Liên Xô đã thực hiện nhiều lần thử bom hạt nhân. Điều này làm tăng số lượng đồng vị phóng xạ (carbon-14) trong bầu khí quyển toàn cầu. Các đồng vị carbon sau khi được giải phóng, rơi xuống mặt đất, lẫn vào chuỗi thức ăn và được tìm thấy ở tế bào mô động vật.

Gần đây, các nhà khoa học tìm thấy đồng vị phóng xạ carbon trong đốt sống của một số cá thể cá mập voi. Điều này mở ra hướng đi mới trong việc sử dụng phương pháp “bomb radiocarbon" để xác định tuổi của giống loài đặc biệt này.

Bí ẩn của cá mập voi đã có lời giải đáp
Biết được tốc độ tăng trưởng của cá mập voi giúp các nhà quản lý xác định số lượng khai thác phù hợp. (Ảnh: Wayne Osborn).

Để kiểm tra tính khả thi của phương pháp, các nhà khoa học sử dụng 2 mẫu xương đốt sống cá mập voi từ những nghiên cứu trước đó. Một mẫu lấy từ ngư dân săn cá mập ở Đài Loan và một mẫu lấy từ xác của cá mập voi mắc cạn ở Pakistan.

Về cách thức thực hiện, các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật đo khối phổ gia tốc (AMS) để tính toán số lượng của đồng vị carbon-14 tồn tại trong mẫu xương.

Phương pháp này về cơ bản là tăng tốc cho các hạt để chúng tách ra khỏi nhau, từ đó có thể đếm được thành phần carbon-14 trong mẫu xét nghiệm. Hơn thế nữa, họ còn lựa chọn môi trường nước biển để bài kiểm tra thành phần carbon-14 chính xác hơn.

Kết quả phân tích mẫu cá mập voi ở Đài Loan có phần lõi tăng trưởng được hình thành từ năm 1972. Trong khi đó, mẫu cá mập voi ở Pakistan được xác định 50 tuổi và là cá thể già nhất từng được ghi nhận, theo Marine Science.

Bí ẩn của cá mập voi đã có lời giải đáp
Tuổi của cá mập voi trước đây vẫn là bí ẩn chưa có lời giải. (Ảnh: Tom Cannon).

Nếu biết được tuổi và kích cỡ của một loài cá, các nhà khoa học có thể tính được tốc độ tăng trưởng của giống loài đó. "Điều này giúp các nhà quản lý xác định được số lượng khai thác hợp lý để tránh trường hợp đánh bắt quá mức", ông Mark Meekan, nhà nghiên cứu về sinh học cá tại Viện Khoa học Hàng hải Australia chia sẻ.

Với cá mập voi, các nhà khoa học khẳng định sự tăng trưởng của loài này là rất chậm. Một cá thể trưởng thành cần tới 30 năm. Vì vậy, nếu mật độ loài giảm mạnh, sẽ cần rất nhiều thời gian để chúng phát triển giống nòi trở lại.

Phương pháp định tuổi bằng đồng vị carbon cũng có hạn chế khi chỉ áp dụng được với những loài sống lâu năm và từng vượt qua sự thay đổi định vị carbon-14 trong môi trường sống. Ngoài ra, việc phân tích đồng vị carbon-14 trong môi trường nước biển cũng rất phức tạp”, Meekan giải thích thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàng nghìn sứa hồng xâm chiếm bãi biển trong mùa dịch

Hàng nghìn sứa hồng xâm chiếm bãi biển trong mùa dịch

Nghiên cứu sinh Sheldon Rey Boco chia sẻ video ghi hình đàn sứa phủ kín mặt biển Corong Corong ở El Nido, Palawan, hôm 23/3.

Đăng ngày: 07/04/2020
Tại sao xác cá voi chết lại cực kỳ nguy hiểm?

Tại sao xác cá voi chết lại cực kỳ nguy hiểm?

Bạn có biết đâu là loài động vật lớn nhất quả đất không? Chính là cá voi xanh!

Đăng ngày: 06/04/2020
Động vật biển bảo vệ Trái đất khỏi hàng triệu virus

Động vật biển bảo vệ Trái đất khỏi hàng triệu virus

Tôm, hàu, bọt biển và sò có thể loại bỏ hiệu quả những hạt virus trong môi trường dưới nước bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Đăng ngày: 03/04/2020
Cá heo đực hợp xướng để dụ con cái giao phối

Cá heo đực hợp xướng để dụ con cái giao phối

Các nhà nghiên cứu quan sát cá heo mũi chai đực “hát” cùng nhau, phối hợp nhịp nhàng và đồng thời cất tiếng gọi nhằm thu hút cá heo cái.

Đăng ngày: 03/04/2020
Hoạt động di cư bí ẩn của cá voi

Hoạt động di cư bí ẩn của cá voi

Hàng năm, khi biển Bắc cực hoặc Nam cực rơi vào mùa đông, các đàn cá voi lại bắt đầu chuyến hành trình “vòng quanh thế giới”. Các nhà khoa học cho rằng, chúng làm vậy để tránh khí hậu quá lạnh và do môi trường khan hiếm thức ăn.

Đăng ngày: 31/03/2020
Khả năng giúp mực giao tiếp trong vùng biển tối

Khả năng giúp mực giao tiếp trong vùng biển tối

Các nhà sinh vật học công bố bằng chứng cho thấy mực Humboldt có thể giao tiếp bằng thị giác dưới vùng biển tối tăm nhờ khả năng phát sáng.

Đăng ngày: 29/03/2020

"Siêu năng lực" biến đổi gene của mực

Các nhà nghiên cứu phát hiện mực là sinh vật duy nhất có thể chỉnh sửa gene bên ngoài nhân tế bào thần kinh (neuron).

Đăng ngày: 26/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News