Bí ẩn lăng mộ Trung Quốc được mệnh danh là 'cơn ác mộng của mộ tặc'

Lăng mộ 'bất khả xâm phạm' này là nỗi khiếp sợ đối với bất kỳ kẻ trộm mộ nào trong lịch sử.

Năm 1974, khi chính quyền thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc tiến hành thi công một công trình tại quận Phong Đài, công nhân xây dựng nhận thấy điều bất thường trên nền đất và bất ngờ phát hiện ra một căn phòng gỗ khổng lồ nằm sâu bên dưới.

Sau khi khai quật, các nhà khảo cổ xác định đây là phòng chôn cất thái tử Lưu Kiến thời nhà Hán. Căn phòng gỗ cực kỳ kiên cố với chiều dài 15m, rộng 10m, cao 3m và độ dày tường đáng kinh ngạc - 1,8m.

Bí ẩn lăng mộ Trung Quốc được mệnh danh là 'cơn ác mộng của mộ tặc'
Quy mô hoành tráng của một lăng mộ hoàng đàn. (Ảnh: Yizhengshi).

Căn phòng kỳ lạ này được xây dựng hoàn toàn bằng những thanh gỗ hoàng đàn nguyên khối, xếp vuông vức, mỗi thanh dài 90cm. Theo tính toán sơ bộ, đã có hơn 15.000 thanh gỗ được sử dụng tại đây.

Với kiến trúc phức tạp và tay nghề thủ công vô cùng tinh xảo, những lăng mộ kiểu này chính là 'cơn ác mộng của mộ tặc' với cái tên lăng mộ hoàng đàn.

Lăng mộ có chi phí... một khu rừng

'Sự tử như sự sinh', trong quan niệm của người xưa, người chết không biến mất mà sẽ bước sang thế giới bên kia, bắt đầu một cuộc sống mới nên chôn cất mồ mả luôn là việc tối quan trọng.

Với các bậc thiên tử, sắp xếp chốn an nghỉ lại càng quan trọng hơn. Nhiều vị vua sau khi lên ngôi, việc đầu tiên tiến hành làm là chọn cho mình một lăng mộ phù hợp.

Trong lịch sử những lăng mộ vua chúa Trung Hoa, quy cách mai táng thượng hạng nhất phải kể đến lăng mộ hoàng đàn. Khái niệm 'lăng mộ hoàng đàn' lần đầu được nhắc tới trong cuốn sử Hán thư, Hoắc Quang liệt truyện, sách sử ghi nhận kiểu mai táng này xuất hiện từ thời cổ đại và trở nên phổ biến vào thời nhà Chu và nhà Hán.

Lăng mộ hoàng đàn được hiểu đơn giản là một căn buồng bao bọc quan tài nhà vua, bốn bức tường và mái che đều được làm từ lõi cây hoàng đàn nguyên thanh, xếp chồng lên nhau kín kẽ.

Bí ẩn lăng mộ Trung Quốc được mệnh danh là 'cơn ác mộng của mộ tặc'
Thân cây hoàng đàn được tước vỏ, xếp vuông vức làm tường lăng mộ. (Ảnh: Internet).

Cây gỗ hoàng đàn được sử dụng không phải thứ gỗ thông thường, đây là loài cây cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, gỗ cây nổi tiếng bền bỉ có thể tồn tại hàng thiên niên kỷ mà không bị hư hại gì. Lõi gỗ hoàng đàn có nhiều dầu, giúp chống mối và ngăn gỗ biến dạng cong vênh.

Nhờ hương thơm đặc biệt, sau hàng trăm năm vẫn giữ được mùi thơm quý phái, hoàng đàn được tôn sùng là gỗ của thánh thần nên rất có giá trị về mặt tâm linh.

Các mặt gỗ dùng trong lăng mộ đều được đánh bóng mịn, các khớp nối sử dụng kỹ thuật lỗ mộng, kỹ thuật lắp ghép hoàn hảo mà không dùng tới một chiếc đinh.

Để xây một lăng mộ, người ta cần chặt hạ số lượng cây rất lớn. Lăng mộ hoàng đàn của thái tử Lưu Kiến đề cập ở trên dùng tới hơn 15.000 cây, tương đương với số cây của cả một khu rừng.

Mọi chi tiết trong lăng mộ đều vô cùng tinh xảo, đòi hỏi tay nghề thủ công cao lại vô cùng tốn kém, đó là lý do tới nay các nhà khảo cổ mới chỉ tìm thấy 10 lăng mộ hoàng đàn trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

Cánh cổng an ninh bất khả xâm phạm

Nhìn vào sơ đồ lăng mộ, có thể dễ hiểu tại sao lăng mộ hoàng đàn có cái tên ‘cơn ác mộng lớn nhất của mộ tặc'. Cấu trúc cực kỳ phức tạp của phòng chôn này sẽ khiến những kẻ trộm mộ choáng ngợp ngay khi tiếp cận với bức tường đầu tiên.

Bí ẩn lăng mộ Trung Quốc được mệnh danh là 'cơn ác mộng của mộ tặc'
Mô hình lăng mộ dạng đơn giản: (1) Tường gỗ hoàng đàn - (2)(3)(4) Phòng chôn - (5) Quan tài nhà vua - (6) Mái hiên - (7) Hành lang. (Ảnh: Qulishi).

Mỗi bức từng gỗ có trọng lượng khoảng 300kg, những thanh gỗ xếp chồng lên nhau vững chãi. Sau hàng nghìn năm chôn cất, áp lực những thanh gỗ và lỗ mộng ăn khớp tạo nên kết nối cực kỳ chắc chắn, những kẻ muốn lọt vào trong chỉ có cách rút từng thanh gỗ ra và đây rõ ràng là điều không thể.

Đen đủi hơn cho những kẻ trộm, nhiều vị hoàng đế còn cẩn thận đến mức trang bị 3 - 4 lớp hoàng đàn. Sau khi vượt qua được bức tường này lại phải đối mặt với bức tường khác, quả là 'bài kiểm tra độ kiên nhẫn' với các mộ tặc.

Bí ẩn lăng mộ Trung Quốc được mệnh danh là 'cơn ác mộng của mộ tặc'Bức tường gỗ hoàng đàn kiên cố. (Ảnh: Sohu).

Tháng 6 năm 2011, lăng mộ của Tần Công (? - 621 TCN), quốc vương thứ 14 của nước Tần, đặt ở huyện Phương Tường, tỉnh Sơn Tây đã bị mộ tặc xâm nhập. Khi xem xét hiện trường, cảnh sát phát hiện một lỗ hổng có đường kính 40cm trên tường lăng mộ.

Các chuyên gia cho rằng những kẻ trộm đã cố gắng sử dụng thuốc nổ để phá hủy bức tường hoàng đàn. Nhưng nỗ lực này đã không cho thấy kết quả khi kết cấu ruột gỗ quá vững chãi, giữ cho quan tài và kho báu của nhà vua bên trong hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

Lăng mộ hoàng đàn đã khẳng định 'sức mạnh tối tân' của mình khi bảo vệ thi thể các vị vua. Tuy nhiên, những bức tường bất khả xâm phạm này cũng đang gây ra không ít khó khăn cho các nhà khảo cổ.

Món quà lớn nhất cho các cận thần

Lăng mộ hoàng đàn là quy cách mai táng cao cấp nhất thời nhà Hán. Như lẽ thông thường, chỉ có nhà vua mới được an táng trong những lăng mộ sang trọng này, tuy nhiên lịch sử vẫn tồn tại những ngoại lệ.

Các quan lại cận thần cấp dưới của thiên tử có thể được ban cho lăng mộ tốt nếu lập được công lớn cho triều đình. Phần lớn trong số họ được ban những lăng mộ phẩm thấp hơn, sử dụng gỗ thông hoặc một số loại gỗ tạp.

Tuy nhiên, sử sách từng ghi nhận một trước hợp đặc biệt được ban lăng mộ ngang với vua, đó là Hoắc Quang (130 - 68 TCN), một đại thần Tây Hán được hoàng đế ban thưởng nhờ công lao nhiếp chính 20 năm. Ông được chôn cất long trọng trong một lăng mộ hoàng đàn có tên Mậu Lăng.

Thật kỳ lạ là món quà lớn nhất một vị vua có thể ban cho cận thần của mình lại là một ngôi mộ, thứ họ không thể thực sự hưởng thụ trong đời. Như vậy mới thấy rõ người xưa coi trọng cuộc sống ở thế giới bên kia thế nào!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về thời kỳ đồ đá

Những điều thú vị về thời kỳ đồ đá

Thời kì đồ đá là một thời kì diễn ra khá dài trong lịch sử loài người thưở sơ khai, khi mà họ sử dụng các công cụ và vũ khí được làm bằng đá.

Đăng ngày: 22/08/2020
Tham ăn, loài bò sát biển cổ đại chết trong đau đớn

Tham ăn, loài bò sát biển cổ đại chết trong đau đớn

Con thằn lằn cá dài 5m không thể ngờ rằng bữa ăn dài tới 4m lại đặt dấu chấm hết cho cuộc đời của nó.

Đăng ngày: 22/08/2020
Hóa thạch sinh vật biển 385 triệu năm tuổi trong rạn san hô ở Trung Quốc

Hóa thạch sinh vật biển 385 triệu năm tuổi trong rạn san hô ở Trung Quốc

Các nhà nghiên cứu cổ sinh vật Trung Quốc và Anh gần đây tìm thấy một số sinh vật biển cổ đại trong một rạn san hô ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Đăng ngày: 21/08/2020
Bí ẩn thủy quái trong

Bí ẩn thủy quái trong "tàu ma hoàng gia" mất tích 5 thế kỷ

Một con tàu ma hiện lên với vẻ ngoài nguyên vẹn đến đáng ngạc nhiên ở biển Baltic sở hữu một thứ như bù nhìn gỗ với khuôn mặt là một con quái vật không thuộc về bất kỳ nền văn minh nào.

Đăng ngày: 20/08/2020
Top 9 loài khủng long nguy hiểm nhất thời tiền sử, khủng long bạo chúa vẫn còn hiền chán

Top 9 loài khủng long nguy hiểm nhất thời tiền sử, khủng long bạo chúa vẫn còn hiền chán

Hãy thử tưởng tượng rằng bằng một cách quái đản thần kỳ nào đó mà các bạn quay về thời đại Trung sinh, thời kỳ mà mấy con bò sát cỡ bự hay còn gọi là "khủng long" còn thống trị trên Trái đất.

Đăng ngày: 20/08/2020
Đi giữa đường,

Đi giữa đường, "sụp hầm" vào mộ cổ kỳ lạ nhất thành phố xác ướp

Một ngôi mộ cổ được khoét trực tiếp vào đá vôi tạo nên mặt đường dẫn đến ngọn hải đăng ở phế tích Taposiris Magna (Ai Cập) chứa thi hài người duy nhất bị tan rã trong thành phố vĩnh cửu này.

Đăng ngày: 20/08/2020
Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon

Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon

Khi nói tới cá mập tiền sử, chắc hẳn mọi người đều nghĩ tới Megalodon, nhưng trên thực tế, đại dương thời tiền sử còn tồn tại một loài cá mập khác còn đáng sợ hơn rất nhiều, đó là loài Cretoxyrhina.

Đăng ngày: 19/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News