Bí ẩn về cơ sở nghiên cứu tuyệt mật của quân đội Mỹ

Không lực Mỹ đã thông báo với quốc hội nước này về ý định đóng cửa HAARP, một cơ sở nghiên cứu gây tranh cãi của quân đội Mỹ tại Alaska, nơi gắn liền với những đồn đoán về việc chế tạo một loại vũ khí bí mật hay làm khởi phát thảm họa ở các địa điểm khác trên thế giới.

Thông tin mới về ý định của Không lực Mỹ ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của những người theo thuyết âm mưu, đặc biệt vì HAARP, tên viết tắt của Chương trình nghiên cứu hoạt động cực quang cao tần, từ lâu đã là trung tâm của những đồn đoán về công cụ thực hiện tham vọng kiểm soát thời tiết hoặc tồi tệ hơn của Washington.

Năm 2010, Tổng thống Venezuela Huge Chavez từng lên tiếng cáo buộc, HAARP hoặc một chương trình tương tự như vậy đã kích hoạt trận động đất ở Haiti năm 2010. Theo hồ sơ ghi chép, cơn địa chấn dữ dội ở Haiti cách đây gần 4 năm bắt nguồn từ sự suy sụp của một đứt gãy chưa từng được ghi nhận trên bản đồ dọc theo ranh giới của các mảng kiến tạo Caribbe và Bắc Mỹ.

Bí ẩn về cơ sở nghiên cứu tuyệt mật của quân đội Mỹ
Hệ thống ăngten tại cơ sở HAARP ở Alaska. (Ảnh: AP)

Năm ngoái, cơ sở HAARP ở Alaska cũng bị cáo buộc đã gây ra siêu bão Haiyan hủy diệt Philippines hồi tháng 11/2013, bằng công nghệ phát xung vi ba tân tiến.

Những người chỉ trích cũng lấy dẫn chứng về một bằng sáng chế do Bernard Eastlund, nhà khoa học trưởng của dự án, xin cấp phép không lâu trước khi chết. Tài liệu này hé lộ, việc biến đổi thời tiết có thể trở nên khả thi nhờ sử dụng công nghệ như HAARP. Những giả thuyết như vậy đã làm dấy lên các quan ngại về môi trường và dẫn đến nhiều cuộc điều trần ở Nghị viện châu Âu.

Tuy nhiên, nhà chức trách Mỹ đã lên tiếng bác bỏ tất cả những cáo buộc này. Theo giải thích của quân đội Mỹ, HAARP là một chương trình nghiên cứu ra đời nhằm phân tích tầng điện ly ở phía trên bầu khí quyển, trải rộng khoảng 85km và cách bề mặt Trái đất tới 600km. Chương trình này được Không lực, Hải quân, Đại học Alaska và Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến của Mỹ tài trợ.

Quân đội Mỹ quan tâm đến tầng điện ly, vì nó có ảnh hưởng tới việc truyền tín hiệu vô tuyến. HAARP đã bắn các chùm sóng vô tuyến vào tầng điện ly để nghiên cứu các hồi đáp từ đó, một trong số ít cách nhằm đo đạc chính xác phần không thể tiếp cận này của bầu khí quyển. Chương trình HAARP được thực hiện vượt ra ngoài khuôn khổ trạm nghiên cứu ở Alaska, nơi đặt một thiết bị truyền tải tần sóng vô tuyến năng lượng cao, có thể làm xáo trộn một phần nhỏ của tầng điện ly.

Mục tiêu của chương trình là hiểu rõ được các đặc điểm vật lý của tầng điện ly, vốn liên tục phản ứng với những tác động từ mặt trời. Các cơn bão mặt trời có thể phóng vô số hạt năng lượng mặt trời về phía Trái đất, đôi khi làm gián đoạn thông tin liên lạc và mạng lưới điện. Nếu các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn về những gì xảy ra ở tầng điện ly, họ có thể làm giảm nhẹ một số vấn đề này.

Dẫu vậy, quân đội Mỹ không còn quan tâm đến việc duy trì HAARP và dự kiến sẽ đóng cửa cơ sở này ở Alaska vào giữa tháng 6 tới, theo David Walker, quan chức phụ trách khoa học công nghệ và kỹ thuật của Không lực.

Nhà chức trách Mỹ đã bắt tay xây dựng cơ sở HAARP với diện tích hơn 12 hécta vào năm 1993, với chi phí vượt quá 280 triệu USD. Trang web của HAARP đã ngừng hoạt động vào năm 2013.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ở Tây Ban Nha có một khu vực nhà kính trồng cây san sát, nhìn thấy được từ quỹ đạo

Ở Tây Ban Nha có một khu vực nhà kính trồng cây san sát, nhìn thấy được từ quỹ đạo

Trong cảnh mở đầu của Blade Runner 2049, ta thấy một loạt nhà kính san sát, trải tới chân trời vô tận.

Đăng ngày: 16/07/2018
Có thể nhìn rõ nét hố đen vũ trụ cách Trái Đất 250.000 năm ánh sáng

Có thể nhìn rõ nét hố đen vũ trụ cách Trái Đất 250.000 năm ánh sáng

Các nhà khoa học Nam Phi đã giới thiệu những hình ảnh rõ nét thu được từ MeerKAT bao gồm trung tâm hố đen trên dải Ngân hà cách Trái Đất tới 250.000 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 14/07/2018
Kính viễn vọng không gian Kepler sắp dừng hoạt động

Kính viễn vọng không gian Kepler sắp dừng hoạt động

Kepler, kính viễn vọng không gian giúp phát hiện 70% trong 3.750 ngoại hành tinh được biết tới nay, còn ít nhiên liệu đến mức NASA đưa nó vào trạng thái tương tự ngủ đông, Space hôm 6/7 đưa tin.

Đăng ngày: 09/07/2018
NASA lại hoãn phóng kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới

NASA lại hoãn phóng kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới

Theo Hội đồng Thẩm định Độc lập (IRB) thuộc NASA, dù đang chậm tiến độ, gặp phải những trì hoãn bất ngờ và chi phí phát sinh, dự án kính viễn vọng không gian James Webb vẫn tiếp tục.

Đăng ngày: 02/07/2018
Trạm vũ trụ Trung Quốc thứ hai có thể sắp rơi xuống Trái Đất

Trạm vũ trụ Trung Quốc thứ hai có thể sắp rơi xuống Trái Đất

Ngoài trạm Thiên Cung 1 rơi xuống Trái Đất hồi đầu năm, Trung Quốc còn một trạm vũ trụ khác đang vận hành thử nghiệm trên quỹ đạo là trạm Thiên Cung 2.

Đăng ngày: 22/06/2018
Very Large Telescope: Đôi mắt tinh anh của nhân loại nhìn vào vũ trụ

Very Large Telescope: Đôi mắt tinh anh của nhân loại nhìn vào vũ trụ

Very Large Telescope (Kính Thiên văn Rất lớn - VLT) được xây dựng trong khu vực của Đài Quan sát Paranal ở hoang mạc Atacama, miền bắc Chile.

Đăng ngày: 08/06/2018
Ra mắt các thiết bị mang tính cách mạng khám phá không gian

Ra mắt các thiết bị mang tính cách mạng khám phá không gian

Các nhà khoa học Nam Phi vừa ra mắt tổ hợp kính thiên văn và thiết bị tầm soát sóng âm thanh vũ trụ đầu tiên cho thế giới.

Đăng ngày: 29/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News