Bí ẩn về đàn ong mật có khả năng thay đổi thời tiết
Nghiên cứu mới cho thấy đàn ong có thể làm không khí nhiễm điện tới 1000 vôn mỗi mét, đôi khi hơn cả một cơn giông.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Bristol cho thấy đàn ong sinh ra nhiều điện đến mức có thể ảnh hưởng đến thời tiết địa phương.
Đàn ong tạo ra lượng điện trong không khí nhiều như một cơn giông.
Bằng cách đo điện trường xung quanh tổ ong mật, các nhà nghiên cứu nhận thấy đàn ong tạo ra lượng điện trong không khí nhiều như một cơn giông. Điều này đóng một vai trò nhất định trong việc điều khiển bụi, định hình các kiểu thời tiết không thể đoán trước, tác động của chúng cần đưa vào mô hình khí hậu trong tương lai.
Cơ thể nhỏ bé của loài côn trùng này nhận điện tích dương trong khi chúng kiếm ăn từ ma sát của các phân tử không khí với đôi cánh đập rất nhanh. Ong mật thường vỗ cánh hơn 230 lần một giây, hay khi hạ cánh xuống các bề mặt tích điện.
Tuy nhiên, những tác động của điện tích này trước đây được cho là ở quy mô nhỏ. Bây giờ, kết quả nghiên cứu mới cho thấy loài côn trùng này có khả năng tạo ra một lượng điện gây sốc.
Ellard Hunting, nhà sinh vật học tại Đại học Bristol, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi chỉ ra rằng sinh học và điện trường tĩnh có mối liên hệ mật thiết với nhau".
Để kiểm tra xem ong mật có tạo ra những thay đổi đáng kể trong điện trường của bầu khí quyển hay không, các nhà nghiên cứu đã đặt một máy theo dõi điện trường và một camera gần nơi sinh sống của đàn ong mật.
Trong 3 phút khi lũ côn trùng bay vào không khí, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phía trên tổ ong không khĩ nhiễm điện, tăng lên 100 vôn mỗi mét. Thậm chí có đàn, các nhà khoa học đo được hiệu ứng cao tới 1.000 vôn mỗi mét. Mật độ điện tích của đàn ong mật lớn gấp sáu lần so với bão bụi nhiễm điện và lớn hơn tám lần so với một đám mây.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng các "đám mây" côn trùng dày đặc hơn đồng nghĩa là điện trường lớn hơn. Nhưng tất nhiên, công trùng không có khả năng tự tạo ra bão, chúng chỉ có thể gây ra các tác động khác đối với thời tiết.
Điện trường trong không khí ion hóa các hạt bụi và chất ô nhiễm, thay đổi chuyển động của chúng theo những cách không thể đoán trước. Vì bụi cũng làm phân tán ánh sáng mặt trời, nên biết cách bụi di chuyển và vị trí của chúng là điều quan trọng để hiểu khí hậu của một khu vực.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Cây "ma" bí ẩn sống không cần quang hợp
Không chứa chất diệp lục, không cần ánh sáng Mặt trời, cây bóng ma ẩn sâu trong những khu rừng u tối ở châu Phi và châu Á.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?
Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.
