Bí ẩn về loài rắn hổ mang chúa được giải mã sau 188 năm

Nghiên cứu từ mẫu vật các nhà khoa học xác định có bốn loài rắn hổ mang chúa mới thay vì chỉ một loài duy nhất như trước đây.

Rắn hổ mang chúa, loài rắn độc dài nhất thế giới, thực chất là bốn loài riêng biệt, theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Ấn Độ, Anh, Malaysia công bố trên Tạp chí Phân loại học châu Âu ngày 16/10.

Trong 188 năm qua, rắn hổ mang chúa được đại diện bởi một loài duy nhất, Ophiophagus hannah. Tuy nhiên, loài phân bố rộng rãi này cho thấy sự khác biệt lớn về màu sắc cơ thể và các đặc điểm hình thái khác nhau giữa các khu vực, khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi liệu nó có phải là một loài duy nhất hay không.

Bí ẩn về loài rắn hổ mang chúa được giải mã sau 188 năm
Rắn hổ mang chúa hùng mạnh thực chất là một nhóm gồm bốn loài. (Ảnh: Getty).

Năm 2021, một nghiên cứu đã xác nhận sự khác biệt về gene giữa các quần thể rắn hổ mang chúa. Dựa trên nghiên cứu này, các nhà khoa học đã so sánh sự khác biệt hình thái ở 153 mẫu vật bảo tàng. Phân tích hình thái cơ thể của các mẫu vật, bao gồm màu sắc, chiều rộng cơ thể và đặc điểm răng, đã giúp họ xác định được bốn loài tương ứng với các dòng gene được tìm thấy trong nghiên cứu năm 2021.

Bốn loài rắn hổ mang chúa được xác định bao gồm: rắn hổ mang chúa phương Bắc (O. hannah), rắn hổ mang chúa Sunda (O. bungarus), rắn hổ mang chúa Ghat Tây (O. kaalinga) và rắn hổ mang chúa Luzon (O. salvatana).

  • Rắn hổ mang chúa phương Bắc (O. hannah) phân bố rộng rãi khắp tiểu Himalaya, miền đông Ấn Độ, Myanmar và Đông Dương, kéo dài xuống phía nam đến eo đất Kra, phần hẹp nhất của bán đảo Thái Lan. Con trưởng thành có các dải màu vàng viền đen và có từ 18 đến 21 răng.
  • Rắn hổ mang chúa Sunda (O. bungarus) sống ở bán đảo Mã Lai và các đảo thuộc quần đảo Sunda Lớn, bao gồm Sumatra, Borneo và Java, cũng như ở Mindoro, Philippines. Cá thể lớn của loài này thường không có dải hoặc có dải hẹp, màu nhạt với viền đen dọc theo cơ thể.
  • Rắn hổ mang chúa Ghat Tây (O. kaalinga) chỉ có ở Ghat Tây của bán đảo Ấn Độ. Loài này khác với O. bungarus ở chỗ nó không có viền đen xung quanh các dải màu nhạt dọc theo cơ thể.
  • Giống như O. kaalinga, rắn hổ mang chúa Luzon (O. salvatana) sống ở Luzon, một hòn đảo ở phía bắc Philippines. Nó có các dải màu nhạt trên cơ thể cực kỳ góc cạnh so với các dải của ba loài kia.

Tất cả các loài này đều có nọc độc. Rắn hổ mang chúa là một trong những loài rắn độc nhất trên thế giới. Một vết cắn của chúng có thể giải phóng một lượng lớn nọc độc, đủ để giết chết một người chỉ trong 15 phút. Nghiên cứu này có thể là bước đầu tiên trong việc phát triển thuốc kháng nọc độc hiệu quả hơn từ vết cắn của rắn hổ mang chúa ở các khu vực tương ứng.

Tác giả nghiên cứu, Gowri Shankar Pogiri, người sáng lập Kalinga Foundation và giám đốc Trung tâm Sinh thái Rừng mưa Kalinga, cho biết có thể còn nhiều loài rắn hổ mang chúa chưa được biết đến trên các đảo nhỏ không nằm trong nghiên cứu này. "Việc nghiên cứu chúng đang được tiến hành", ông nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Một con khỉ dẫn hơn 40 con khỉ khác trốn thoát khỏi phòng thí nghiệm ở Mỹ

Một con khỉ dẫn hơn 40 con khỉ khác trốn thoát khỏi phòng thí nghiệm ở Mỹ

Chủ của cơ sở nghiên cứu này nói: "Thật không thể tin nổi".

Đăng ngày: 12/11/2024
Kỳ lạ loài cá sấu biết kêu vo ve và thổi bong bóng để tìm bạn tình

Kỳ lạ loài cá sấu biết kêu vo ve và thổi bong bóng để tìm bạn tình

Cá sấu Gharial (tên khoa học là Gavialis gangeticus), sống ở sông nước ngọt ở Ấn Độ và Nepal.

Đăng ngày: 12/11/2024
Lợn hoang đe dọa các thành phố Trung Quốc

Lợn hoang đe dọa các thành phố Trung Quốc

Sau hàng loạt vụ tấn công do lợn hoang gây ra, nhà chức trách nhiều tỉnh ở Trung Quốc buộc phải triển khai thợ săn tiêu diệt loài vật gây hại này.

Đăng ngày: 12/11/2024
Voi châu Á có thể tự tắm bằng vòi phun

Voi châu Á có thể tự tắm bằng vòi phun

Một con voi châu Á được bắt gặp tự tắm rửa bằng vòi phun ở vườn thú Đức, thể hiện kỹ năng đặc biệt phức tạp.

Đăng ngày: 12/11/2024
Bức ảnh về sức mạnh lọc nước của trai nước ngọt

Bức ảnh về sức mạnh lọc nước của trai nước ngọt

Trai nước ngọt, sinh vật quan trọng giúp làm sạch nước tự nhiên, đang giảm dần tại Mỹ và gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái.

Đăng ngày: 11/11/2024
Cá hồi trở lại sông sau dự án phá đập lớn nhất Mỹ

Cá hồi trở lại sông sau dự án phá đập lớn nhất Mỹ

Lần đầu tiên sau 112 năm, cá hồi Chinook lại bơi tự do trên sông Klamath, sau khi 4 đập nước lớn trên sông bị phá bỏ.

Đăng ngày: 10/11/2024
Báu vật của dãy Trường Sơn: Loài động vật cực kỳ quý hiếm cả thế giới chỉ 2 nước có, IUCN khẩn cấp bảo vệ!

Báu vật của dãy Trường Sơn: Loài động vật cực kỳ quý hiếm cả thế giới chỉ 2 nước có, IUCN khẩn cấp bảo vệ!

Sách Đỏ IUCN kêu gọi bảo vệ loài động vật này khẩn cấp bởi chúng có nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn trong tự nhiên.

Đăng ngày: 10/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News