Bí ẩn về tổ ong bắp cày phát sáng dưới tia UV

Tổ ong bắp cày giấy hiếm thấy phát ra ánh sáng màu xanh dưới tia UV gây bất ngờ cho giới khoa học.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tổ của nhiều loài ong bắp cày châu Á hiển thị huỳnh quang màu xanh lục sáng dưới tia UV.

Các nhà nghiên cứu Bernd Schöllhorn và Serge Berthier tình cờ phát hiện tổ ong bắp cày, thuộc giống Polistes và vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra chúng phát sáng.


 Hiện tượng tổ ong bắp cày phát sáng chưa từng được phát hiện trong quá khứ.

Các nhà nghiên cứu cho biết ánh sáng có bước sóng trải dài từ 360 và 400 nanomet sẽ làm tổ ong bắp cày giấy phát sáng màu xanh lục.

Khi tiếp xúc với ánh sáng trắng, mũ kén của tổ ong có màu sáng. Ánh sáng huỳnh quang màu xanh xuất hiện dưới ánh mặt trời ban ngày hoặc vào ban đêm dưới đèn chiếu tia UV.

Bernd Schöllhorn, người đứng đầu nghiên cứu cho biết khám phá này xảy ra một cách tình cờ vì mục đích ban đầu của họ là tìm kiếm những loài côn trùng huỳnh quang chưa được biết đến trong rừng ở miền bắc Việt Nam. Những nắp kén trên tổ dùng để bịt kín các ô hình lục giác chịu trách nhiệm cho việc phát sáng.

Bernd Schöllhorn nói: "Chúng tôi không đặt trọng tâm vào việc tìm kiếm tổ ong bắp cày. Theo hiểu biết của chúng tôi, hiện tượng này chưa từng được phát hiện trong quá khứ, chưa một nhà nghiên cứu khoa học hay bất kỳ nhiếp ảnh gia nào tìm thấy".

Trong môi trường tự nhiên, có thể dễ dàng quan sát thấy huỳnh quang mạnh bằng mắt thường ở khoảng cách 5–20 mét tùy thuộc vào loài, kích thước tổ và công suất của đèn UV.

Không rõ tại sao những chiếc tổ lại phát sáng như vậy, nhưng các nhà nghiên cứu đưa ra một số giả thuyết rằng hành động này giúp ong có thể ngụy trang trong lá cây rừng, bảo vệ đàn ong khỏi "tia cực tím" có hại vào ban ngày, hoặc đóng vai trò như ngọn đèn chỉ đường cho chúng lúc chạng vạng tối.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Đăng ngày: 09/04/2025
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Đăng ngày: 05/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News