Bí mật của cây cổ nhất thế giới còn sống
Cây Methuselah vẫn bám rễ tại nơi nó mọc hơn 4.800 năm, trước cả khi Kim Tự Tháp Ai Cập xuất hiện.
Ẩn sâu trong thung lũng Inyo dưới chân dãy White Mountains (phía đông bang California) là nơi cây già nhất thế giới đang tồn tại. Khác với những đồng loại trong khu rừng, nó có tên chính thức là Methuselah.
Đi tìm những cây lâu đời nhất
Những năm 1950, nhà nghiên cứu tuổi thọ của cây Edmund Schulman từ Đại học Arizona đã đi khắp các vườn quốc gia, sa mạc và cánh đồng để tìm kiếm những cây cổ thụ khác thường chưa ai phát hiện. Đặc biệt, ông muốn tìm những cây nhạy cảm với thời tiết, bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng qua năm tháng.
Edmund Schulman. (Ảnh: Đại học Arizona).
Năm 1953, một kiểm lâm từ vườn quốc gia Inyo tiết lộ cho Schulman câu chuyện về một cánh rừng đặc biệt. Ẩn giữa những rặng núi của dãy White Mountains là một cánh rừng có những cây hàng nghìn năm tuổi. Đó là lúc Schulman tin rằng mình có thể khám phá bí mật của khí hậu cổ đại.
Trong cuộc phiêu lưu đầu tiên, Schulman và trợ lý leo lên những ngọn núi cao hơn 3.300 m của dãy White Mountains, lấy mẫu nghiên cứu một cây thông bristlecone. Họ ngạc nhiên trước kết quả phân tích, bởi cây này có thể đã sống hơn 1.500 năm. Cây thông đó được đặt tên là Patriarch (Tộc Trưởng), và trở thành nguồn cảm hứng cho những năm tháng nghiên cứu tiếp theo của Schulman. Cây Patriarch thôi thúc chuyên gia này trở lại với những dãy núi phía đông California nhiều lần để tìm cây lâu đời nhất thế giới.
Trong những mùa hè tiếp theo, Schulman trở lại sườn núi và thu thập thêm dữ liệu. Cuối cùng, ông đã lấy mẫu từ những cây có tuổi thọ lâu năm hơn dự đoán. "Tới năm 1956, chúng tôi biết thực tế có những cây ở đây đã sống hơn 4.000 năm, thật không thể tin nổi", chuyên gia này viết trong một tạp chí vào năm 1957.
Methuselah
Mùa hè năm 1957, Schulman và trợ lý M.E. Cooley tìm ra một cánh rừng nhỏ với những cây cổ thụ - tất cả đều có tuổi thọ tới 4.000 năm. Trong số đó, lâu năm nhất là một cây thông bristlecone 4.789 tuổi. Tức là, nó nảy mầm từ khi những Kim Tự Tháp Ai Cập còn chưa xuất hiện và sống sót qua thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, đến thời Trung cổ, Cách mạng Công nghiệp tới ngày nay.
Cây thông này phát triển trong đất đá nghèo nàn và bị chôn vùi dưới tuyết gần như quanh năm và mặt trời thiêu nóng trong suốt thời gian còn lại. Nó chỉ có hai tháng vào mùa hè để sản xuất và lưu trữ dinh dưỡng cho mùa đông. Schulman gọi nó là Methuselah, đặt theo tên của ông nội Noah, người được cho là sống đến 969 tuổi trong kinh thánh.
Một cây thông cổ thụ trong rừng quốc gia Inyo. (Ảnh: Medium).
Bí mật
Với tuổi thọ lâu đời nhất thế giới theo tổ chức kỷ lục Guinness thế giới công nhận, cây Methuselah vẫn bám bộ rễ nguyên bản tại nơi nó mọc lên từ hơn 4.800 năm trước, nhưng vị trí chính xác của nó vẫn còn là một bí mật. Những nhà bảo tồn không muốn ai phá hoại cây thông cổ đại này cùng khoảng rừng quanh nó. Điều này thực sự cần thiết, bởi chính sai lầm của con người đã kết liễu cây Prometheus gần 5.000 năm tuổi. Ước tính cây Prometheus 4.862 tuổi vào thời điểm nó bị chặt hạ để phục vụ nghiên cứu.
Để Methuselah trường tồn, chính quyền địa phương thực hiện nhiều nỗ lực để đảm bảo sự sống và thậm chí cho phép nó sinh sản. Ví dụ, trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã lấy quả của Methuselah và trồng xuống một nơi khác, với hy vọng có thể can thiệp di truyền, tiếp tục dòng giống của nó. Một số hạt giống đã nảy mầm trong vườn thực vật United States Botanic Garden.
Do gần như mọi thông tin mô tả Methuselah bị giấu kín, công chúng không biết đến một bức ảnh nào chính thức về cây huyền thoại này. Ngày nay không ít du khách chụp lại những cây thông bristlecone cổ thụ trong rừng quốc gia Inyo và khẳng định đó là Methuselah. Tuy nhiên, không có bức ảnh nào được xác nhận. Chính quyền cũng không khuyến khích khách tham quan và người dân tìm kiếm Methuselah trong khu rừng.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
