Bí mật "động trời" về cách thiên tài Beethoven soạn nhạc

Các nhà khoa học Mỹ tin rằng, một số tác phẩm âm nhạc kinh điển của Beethoven được ông lấy cảm hứng từ chính nhịp tim của ông.

Theo một nghiên cứu mới đây của phó giáo sư Zachary Goldberg - công tác tại khoa tim mạch thuộc Đại học Washington, các tác phẩm của Beethoven có một số đặc điểm rất giống với một bức điện tâm đồ. Điều này đồng nghĩa với việc, nguồn cảm hứng cho những tác phẩm âm nhạc của Beethoven cũng "nhảy nhót" theo nhịp tim.

Bí mật động trời về cách thiên tài Beethoven soạn nhạc

Sau khi nghiên cứu về những bản nhạc, Goldberg cùng các nghiên cứu sinh đã phát hiện ra, Beethoven đã có những vấn đề với bệnh rối loạn nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim là tên gọi chung của một số tình trạng bất ổn về hoạt động xung điện điện của tim. Khi mắc bệnh này, nhịp tim sẽ luôn đập quá nhanh (hơn 100 nhịp/phút), quá chậm (dưới 60 nhịp/phút) hoặc không đều (lúc nhanh, lúc chậm).

Bí mật động trời về cách thiên tài Beethoven soạn nhạc

Với sự giúp đỡ của bác sĩ Joel Howell từ bệnh viện Michigan, Zachary Goldberg và những cộng sự đã phân tích các mẫu nhịp điệu trong một số tác phẩm có thể phản ánh rõ về bệnh rối loạn nhịp tim của Beethoven.

Theo đó, trong các tác phẩm này có những chi tiết đặc biệt: bản nhạc có nhiều sự thay đổi bất ngờ trong tốc độ các nốt nhạc, dường như chúng được đưa vào cho phù hợp với những giai điệu bất đối xứng.

Bí mật động trời về cách thiên tài Beethoven soạn nhạc

Cụ thể, ở đoạn giữa của bản giao hưởng Tứ tấu đàn dây Opus 130, mọi giai điệu đã được đẩy từ giọng Si giáng trưởng lên Đô giáng trưởng một cách bất ngờ. Điều này dường như thể hiện một sự mất cân bằng trong cảm xúc, giống như những hơi thở ngắn và gấp gáp.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn suy đoán rằng, Beethoven còn mắc nhiều căn bệnh khác như bệnh viêm ruột, bệnh gan do nghiện rượu, bệnh thận và đặc biệt ông còn bị khiếm thính.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đang cố gắng đi tìm sự thật bởi những suy đoán trên mới chỉ dựa vào những ghi chép từ cách đây hàng thế kỷ mà thôi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News