Bí mật “lạnh người” mới về cách Trái đất ra đời
Thứ giúp sự sống tồn tại trên Trái đất hóa ra có nguồn gốc từ cái chết của một loại hành tinh chưa toàn vẹn của "vùng âm u" trong Hệ Mặt trời.
Một nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Heidelberg (Đức) đã đưa ra một lát cắt bất ngờ về buổi bình minh của Hệ Mặt trời, khi Trái đất hoàn tất bước cuối cùng trong giai đoạn hình thành: Sở hữu nước - một trong những điều kiện tối quan trọng cho sự sống.
Theo SciTech Daily, một thiên thạch có tên gọi là “Flensburg” rơi xuống bề mặt Trái đất vào ngày 12-9-2019 đã "kể chuyện".
Thiên thạch Flensburg ẩn chứa bí mật về thời kỳ Trái đất đang hình thành - (Ảnh: Carsten Jonas).
Flensburg là một loại thiên thạch chondrite carbon hiếm có, chứa các khoáng chất chỉ có thể xuất hiện khi có nước.
Nó đã dẫn đường về một thiên thể mẹ đặc biệt, ra đời chỉ sau khi Hệ Mặt trời hình thành.
Đó là một loại vật thể gọi là "vi thể hành tinh", ngày nay đã không còn tồn tại.
Từ lâu, đã có lý thuyết cho rằng các vi thể hành tinh này là khởi đầu của các hành tinh ngày nay: Chúng liên tục va chạm, nát vỡ rồi kết tụ, cho đến khi thành những khối đủ lớn và ổn định, để trở thành những hành tinh thực sự.
Vào thời kỳ sơ khai của Thái Dương hệ, các vi thể hành tinh này trú ngụ ở vùng tăm tối ngoài rìa của hệ, có thể bảo tồn nước liên kết trong các tinh thể.
Các mô hình được chấp nhận rộng rãi cho thấy vào thời kỳ đó, sao Mộc chưa thành hình hoàn toàn và di chuyển đến vị trí ngày nay, tạo ra khoảng trống không thể vượt qua giữa khu vực Hệ Mặt trời bên trong và Hệ Mặt trời bên ngoài.
Vì vậy, các vật thể nhỏ bé từ khu vực lạnh giá bên ngoài hoàn toàn có thể di chuyển sâu vào trong.
Trong quá trình kết tụ từ đĩa tiền hành tinh, Trái đất của chúng ta đã hấp thụ những mảnh vỡ "đi lạc" từ cái chết của các vi thể hành tinh giàu nước đó.
Với vị trí thuận lợi nằm trong vùng sự sống của hệ sao, Trái đất dễ dàng giữ lại nước ở trạng thái lỏng.
Theo bài công bố trênScientific Reports, phát hiện này không chỉ làm rõ hơn lịch sử địa cầu mà còn đem đến những hy vọng mới về một "Trái đất thứ hai".
Vì nguồn gốc của các vi thể hành tinh trong các hệ sao khác cũng sẽ dựa trên cùng các định luật vật lý như Hệ Mặt trời chúng ta, các nhà khoa học cho rằng cũng có thể có các hành tinh hình thành theo cách tương tự Trái đất ở các vùng không gian khác.
Điều đó sẽ giúp chúng có thể đáp ứng các điều kiện tiên quyết cho nguồn gốc của sự sống, theo GS Mario Trieloff, đồng tác giả.

NASA nhận được tín hiệu liên lạc từ tàu vũ trụ cách 24 tỷ km
Sau thời gian dài trục trặc liên lạc với tàu Voyager 1, NASA lần đầu tiên thu được tín hiệu có ý nghĩa từ tàu vũ trụ đang bay trong không gian liên sao.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét
Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Phát hiện hành tinh “xương khô” chứa bí mật hãi hùng
Một ngoại hành tinh mới được phát hiện đã tiết lộ những đặc tính hết sức vô lý, khiến các nhà khoa học bối rối và nghĩ đến những kịch bản hãi hùng về quá khứ của nó.

Sự thật "khủng" về sao Diêm Vương: Nhiệt độ thấp tới -200°C, một năm bằng 248 năm Trái đất?
Sao Diêm Vương, hành tinh bí ẩn cách xa Mặt trời này luôn là tâm điểm nghiên cứu của các nhà thiên văn học.
