Tại sao tàu kéo nhỏ kéo được tàu lớn gấp 1.000 lần?
Hệ thống đẩy mạnh mẽ kết hợp với thiết kế thân chìm dưới mặt nước cho phép tàu kéo có thể di chuyển được những con tàu khổng lồ.
Tàu kéo được sử dụng để giúp những con tàu thủy lớn di chuyển qua những chỗ chúng không thể tự cơ động như kênh đào hoặc bến cảnh đông đúc.
Tàu kéo có kích thước không lớn nhưng có sức mạnh ghê gớm, có thể di chuyển tàu thủy nặng gấp 1000 lần bằng cách kéo hoặc đẩy chúng.
Sức mạnh của tàu kéo đến từ các động cơ diesel công suất 34.000 mã lực, đem đến cho nó tỷ số trọng lượng so với công suất là 9,5 so với 1,2 ở tàu chở hàng. Những động cơ này có thể cung cấp sức mạnh cho 3 chân vịt chạy cùng lúc tạo ra lực đẩy khổng lồ cho con tàu nhỏ.
Ngoài động cơ, một yếu tố khác khiến tàu kéo làm tốt công việc di chuyển tàu thủy của mình là tính linh hoạt cao được tạo bởi hệ thống bánh lái và vòi phun. Tàu kéo được thiết kế với phần thân tàu có độ rẽ nước lớn cho phép chúng “đâm sâu” vào nước, tạo ra nhiều ma sát hơn và dẫn tới lực kéo bollard lớn hơn.
Sức mạnh của tàu kéo đến từ các động cơ diesel công suất 3.4000 mã lực.
Tùy theo độ lớn của tàu kéo và siêu tàu thủy mà tàu kéo có thể vận hành đơn độc hoặc theo nhóm khi di chuyển siêu tàu thủy qua các cảng biển hoặc kênh đào.
Tàu kéo có thể dùng dây kéo thường làm từ vật liệu cực bền để kéo tàu thủy tới đích. Nhưng cách này có nhược điểm là kiểm soát chuyển hướng và độ chính xác thấp.
Vì vậy, tàu kéo thường được dùng để đẩy nhiều hơn là kéo. Khi đó, tàu kéo sẽ chạy đều bên mạn tàu thủy và đẩy. Nhưng cách này sẽ không sử dụng được khi biển động bởi tàu kéo và tàu thủy thường xuyên va đập vào nhau.
Tàu kéo có thể được phân loại thành tàu kéo nội địa và tàu kéo đi biển.
- Tàu kéo nội địa hoạt động ở vùng nước tương đối nông.
- Tàu kéo đi biển được thiết kế để làm việc trong các thiết lập biển sâu.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho biết một lý do khác giúp tàu kéo có thể di chuyển tàu cỡ lớn. Đó là trên đất liền, các phương tiện kéo cần có trọng lượng đủ lớn để lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường đảm bảo bánh xe không trượt khi kéo tải nặng. Tuy nhiên, dưới nước, khối lượng của phương tiện không còn là yếu tố quan trọng. Điều quan trọng là khả năng đẩy nước của chân vịt, và khả năng này không phụ thuộc vào kích thước của tàu mà vào công suất của động cơ. Tàu kéo cơ bản hoạt động như một động cơ phụ cho tàu lớn hơn, được kết nối với tàu qua dây thừng và hoạt động ở một khoảng cách nhất định.
Điều này giúp cho tàu lớn với bánh lái và chân vịt cố định ở đuôi trở nên linh hoạt hơn khi di chuyển trong khu vực cảng. Tàu kéo giúp tàu lớn có thể thực hiện các cú quẹo sắc hơn mà không cần phải điều chỉnh chính bánh lái hoặc chân vịt của nó.
Chính vì lẽ đó, một tàu kéo không cần phải lớn hơn mức cần thiết. Một tàu kéo có kích thước quá lớn sẽ làm giảm khả năng cơ động của nó ở những khu vực hạn chế, tạo ra nhiều lực cản, sử dụng nhiều nhiên liệu hơn, chi phí sản xuất cao hơn và chiếm nhiều không gian bến tàu hơn khi đỗ tại cảng.
Vì sao tàu thủy di chuyển cân bằng, không bị lật trên mặt nước?
Tàu hỏa chạy pin có thể di chuyển 1000km
Cánh diều khổng lồ lớn 500 mét vuông, kéo được cả tàu chở hàng dài 154 mét

Tại sao bánh xe Mecanum không được sử dụng trên ô tô thương mại suốt 50 năm qua?
Thiết kế lốp độc đáo này từng được ca ngợi là mang lại trải nghiệm lái mang tính cách mạng, nhưng đáng ngạc nhiên là việc ứng dụng nó trên xe thương mại lại bị trì hoãn.

Khám phá bí ẩn về muối cổ xưa: Vì sao ăn ít muối lại yếu cơ?
Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, họ đã phát hiện ra một hiện tượng đáng ngạc nhiên có thể làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về muối.

Tại sao dấu vân tay của con người lại khác nhau?
Chúng ta đều biết rằng dấu vân tay của mọi người là khác nhau, và dấu vân tay thậm chí còn độc đáo hơn cả DNA.

Vì sao hổ và sư tử luôn né đụng mặt với khỉ đột?
Phải chăng khỉ đột có "sức mạnh đặc biệt" nào khiến hổ và sư tử phải cẩn trọng khi đối đầu?

Tại sao xe chở chất lỏng đều có thùng hình trụ tròn?
Những chiếc xe bồn chở chất lỏng hoặc hỗn hợp lỏng như xăng, dầu, xi măng...đều có thùng chứa dạng hình trụ tròn.

Vì sao 600 năm qua mái cung điện Tử Cấm Thành chưa bao giờ thấy vết phân chim?
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh là cung điện tráng lệ, chứa đựng lịch sử của Trung Quốc qua bao đời nay.
