Bí mật người uống nhiều rượu bia không say
Nhiều cá nhân uống rượu tốt hơn những người khác vì họ sở hữu một gene đặc biệt, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.
Từ lâu loài người đã biết đồ uống có cồn có thể tác động tới hành vi và hoạt động thần kinh của chúng ta. Tuy nhiên, cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ những cơ chế sinh học đằng sau tác động của chúng. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng có một số gene khiến con người thích uống rượu, bia và có khả năng vô hiệu hóa tác động của chất cồn. Tuy nhiên, xác định các gene đó không phải việc dễ dàng.
"Những người cực kỳ nhạy cảm với chất cồn có thể rơi vào trạng thái say sau khi uống một cốc rượu vang, còn những cá nhân có thể hạ gục nhiều người trong bữa tiệc bằng chất cồn dễ trở thành kẻ nghiện rượu", Robert Swift, một chuyên gia tâm lý của Đại học Brown (Mỹ), cho biết.
Các chuyên gia sinh học của Đại học California (Mỹ) tiến hành thí nghiệm về khả năng chịu đựng chất cồn đối với ruồi ăn trái cây. Họ cho chúng tiếp xúc với chất cồn rồi chọn lọc những con tỉnh táo nhất. Kết quả phân tích gene cho thấy những con ruồi tỉnh táo nhất sở hữu một gene mà những con kia không có. Họ gọi gene đó là “Happy Hour”. Giống như con người, gene của ruồi giấm được gói trong những cặp nhiễm sắc thể, trong đó có nhiễm sắc thể giới tính. Ở con cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX, trong khi ở con đực là XY. Chính vì sự tương đồng về cấu trúc gene giữa người và ruồi nên nhóm nghiên cứu cho rằng “Happy Hour” cũng tồn tại trong cơ thể chúng ta.
"Những người sở hữu gene đó có thể chống lại tác động của chất cồn nên uống được nhiều rượu và bia", tiến sĩ Ulrike Heberlein, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu. Ông khẳng định rằng việc phát hiện gene “Happy Hour” có thể dẫn tới biện pháp mới trong nỗ lực điều trị chứng nghiện rượu. "Chúng ta có thể tắt gene để tăng mức độ nhạy cảm đối với chất cồn của người nghiện rượu, khiến họ không thể uống được nhiều như trước. Hiện nay chúng ta có nhiều loại thuốc làm được điều này", ông giải thích.
Trong cơ thể người có một protein có khả năng kích thích sự phát triển của tế bào. Nhân tố tăng trưởng biểu bì – tên của protein này – có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ung thư. Các nhà khoa học tin rằng “Happy Hour” có khả năng khống chế hoạt động của nhân tố tăng trưởng biểu bì. Một số loại thuốc chống ung thư, như Tarceva và Iressa, cũng có tác dụng tương tự.
Nhóm nghiên cứu cho biết, khi những con chuột uống Tarceva, chúng trở nên nhạy cảm hơn đối với chất cồn và uống ít hơn. Tuy nhiên, khi được tiếp xúc với các đồ uống không có cồn, lượng chất lỏng mà chúng đưa vào cơ thể không hề thay đổi so với khi chưa dùng thuốc. Như vậy, trước mắt các nhà khoa học có thể dùng Tarceva và Iressa để điều trị chứng nghiện rượu.

Người đàn ông "không có não" mà vẫn sống thách thức giới khoa học
Bệnh nhân 44 tuổi có đầy đủ nhận thức như bao người dù mang bộ não khác thường.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?
Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.

Những quái vật từng "làm mưa làm gió" trong thần thoại
Trong thần thoại bên cạnh những con vật hần kỳ như: Hydra và Hades, nhện khổng lồ... còn tồn tại nhiều quái vật kỳ lạ ít được biết đến và dần bị lãng quên: Sói lai sư tử Crocotta, hàm lợn đuôi voi Yale, mình trâu đầu bò Catoblepas...

Phụ nữ giọng trầm dễ được chọn làm lãnh đạo hơn
Cả phụ nữ và nam giới đều thích những người lãnh đạo nữ có giọng trầm hơn so với những người có giọng cao, thậm chí trong cả các vị trí nữ lãnh đạo truyền thống, theo một nghiên cứu mới cho biết.

Những điều hiển nhiên nhưng không phải ai cũng biết về Giáng sinh
Lễ Giáng sinh được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới với nhiều điều thú vị, thậm chí là gây kinh ngạc.
