Bí mật nơi bàn tay các quý ông

Vì sao ngón tay đeo nhẫn của đàn ông lại dài hơn ngón trỏ trong khi ở phụ nữ lại ngược lại? Các nhà khoa học Mỹ khẳng định, tất cả đều được “lập trình” bởi những hocmon giới tính khi đứa trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ.

Từ thời La Mã cổ đại, người ta đã có tục lệ đeo chiếc nhẫn cưới lên ngón tay áp út (lúc đó gọi là ngón vô danh, từ đó trở đi mới gọi là ngón đeo nhẫn) và trong nhiều nền văn hoá, người ta quan niệm rằng ngón tay đeo nhẫn của người đàn ông mà dài thì đó là dấu hiệu của sự đông con nhiều cháu.

Bí mật nơi bàn tay các quý ông
Các hocmon giới tính ảnh hưởng tới độ dài của các ngón tay.

Để giải thích vì sao ngón đeo nhẫn lại dài, các nhà nghiên cứu đã thấy, tế bào hình thành những ngón (chân) của bào thai chuột có nhiều thụ quan (receptor) tiếp nhận những hocmon giới tính. Hiện tượng dài ngắn của các ngón (thứ hai và thứ tư kể từ ngón cái) ở chuột rất giống với người.

Qua nhiều số liệu xác định các chỉ số sinh học ở chúng, một kết luận được rút ra là: testosteron (hocmon nam) làm ngón thứ tư (ngón đeo nhẫn) dài hơn, còn estrogen (hocmon nữ) làm ngón tay thứ hai (ngón trỏ) dài hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng xác định được rằng xương của các ngón tay cũng chứng tỏ rằng chúng có độ nhạy cảm với hocmon giới tính, điều chỉnh sự phân chia các tế bào – tiền thân của mô xương.

Việc “khoá” các thụ quan testosteron sẽ dẫn đến sự xuất hiện đặc trưng về độ dài ngón tay của nữ còn nếu bổ sung thêm testosteron hoặc estrogen thì sẽ tạo ra được bàn tay với tỷ lệ những ngón của nam và nữ một cách tương ứng. Các nhà khoa học còn nhận dạng được 19 gen, nhạy cảm với tác dụng của testosteron và estrogen khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ.

Phát hiện này của các nhà nghiên cứu không phải là “vô bổ”, “vô nghĩa” hay “vớ vẩn” mà nó là cơ sở để giải thích về mặt di truyền, thể hiện những tương tác qua lại giữa độ dài của ngón tay với những dấu hiệu khác ở một cá nhân cụ thể, bắt đầu từ số lượng tinh trùng, tính hung dữ, khả năng âm nhạc, khuynh hướng tính dục, các năng khiếu và thành tích thể thao cho đến các bệnh tật có thể mắc phải như bệnh tự kỷ, trầm cảm, nhồi máu cơ tim, ung thư vú…

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News