Bí mật về chú chó đứng sủa trên đỉnh kim tự tháp ở Ai Cập

Chú chó đứng sủa trên đỉnh kim tự ở Giza, Ai Cập có tên Apollo, thuộc một đàn chó 8 con hiện sinh sống trên đỉnh kim tự tháp Khafre.

Một chú chó hoang trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội khi bị phát hiện đứng sủa những chú chim trên đỉnh kim tự tháp Khafre vào tuần trước. Đoạn video được ghi lại bởi một người chơi dù lượn có tên Alex đã khiến hàng chục triệu người dùng MXH vừa vui mừng, vừa bối rối. Làm thế nào chú chó này có thể lên đến đỉnh kim tự tháp và tại sao nó lại ở đó?


Apollo đi lang thang quanh Giza, Ai Cập. (Ảnh: Vicki Brown/Quỹ cứu hộ động vật Cairo của Mỹ).

Tuy nhiên, Ibrahim Elbendary, đồng sáng lập của tổ chức cứu hộ động vật American Cairo Animal Rescue Foundation, ngay lập tức nhận chú chó này. Đây là Apollo (khoảng 3 tháng tuổi) - một trong 8 con chó hoang đang sinh sống trên đỉnh kim tự tháp Khafre.

Apollo, Laika - mẹ của nó (đặt theo tên một chú chó được đưa lên vũ trụ vào những năm 1950) và anh chị em của thuộc đàn hàng chục con chó hoang sống tại khu vực kim tự tháp và hàng triệu con khác đang sinh sống trên khắp Ai Cập. Chúng được chăm sóc bởi các tổ chức bảo vệ động vật, nhưng những tổ chức này đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong việc đáp ứng nhu cầu khổng lồ.

Hầu hết chó hoang tại khu vực kim tự tháp thường sống trên mặt đất, nhưng Laika đã mạo hiểm trèo lên đỉnh tháp. Elbendary cho rằng có thể vì nó thấy nơi này có vẻ an toàn để sinh con. "Laika rất thông minh, nó và đàn con đã biến kim tự tháp thành nhà của chúng".

Ông cho biết "điều gây sốc nhất" là việc nhìn thấy chúng săn chim trên đỉnh kim tự tháp Khafre - kim tự tháp cao thứ hai trong 3 kim tự tháp chính ở Giza. Những chú chó lên đến gần những con quạ và nhảy lên không trung để bắt chúng ở độ cao hàng trăm mét so với mặt đất, trên những tảng đá gồ ghề.


Chú chó Apollo đang sủa chim trên đỉnh kim tự tháp cao hàng trăm mét. (Ảnh: @alexlang).

Tổ chức cứu hộ cố gắng chăm sóc những chú chó hoang và các loài động vật khác sống trong quần thể kim tự tháp cổ đại 4.500 năm tuổi, tuy nhiên mọi nỗ lực chỉ là "giọt nước giữa đại dương".

Họ cung cấp thức ăn, nước uống và chăm sóc y tế cho chó, đồng thời hỗ trợ việc nhận nuôi chó sang Mỹ. Bên cạnh đó, họ còn bẫy, tiêm phòng và triệt sản cho chó hoang trước khi trở chúng trở lại. Riêng Apollo đã "chạy thẳng lên đỉnh tháp khi chúng tôi cố gắng tiếp cận" và cho đến nay nó vẫn trốn tránh việc bắt giữ, Elbendary nói.

Elbendary (31 tuổi) cho biết anh từng là cựu binh của Quân đội Ai Cập và rời khỏi quân đội khoảng 7 năm trước vì bị chấn thương tâm lý sau cuộc chiến đẫm máu chống lại ISIS. Sau đó anh làm việc cho công ty của Mỹ nhưng "không cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa" cho đến khi anh bắt đầu chăm sóc chó hoang.

"Tôi cảm thấy mình đang làm thay đổi cuộc sống của chúng và chúng cũng đang làm thay đổi cuộc sống của tôi. Với mỗi trường hợp mà tôi giúp đỡ 'from zero to hero', tôi cảm thấy rất hạnh phúc", anh bộc bạch.

Có nhiều thống kê khác nhau về số lượng chó hoang ở Ai Cập, nhưng người ta tin rằng có khoảng hàng triệu con. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc, mỗi năm có hàng trăm nghìn trường hợp chó cắn người, làm tăng nguy cơ bệnh dại.


Một người chơi dù lượn đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một chú chó trên đỉnh kim tự tháp Khafre ở Giza, Ai Cập. (Ảnh: 123RF).

Việc bạo lực với chó không phải việc hiếm thấy. Vào năm 2016, nhóm người lạ đã cùng nhau vận chuyển một chú chó hoang ở Cairo tên Anubis đến Mỹ để nhận nuôi sau khi phần trên miệng của chú chó đã bị cắt đứt. Năm trước đó, một bức ảnh đồ họa về một đàn chó con bị giết trên đường phố Cairo đã gây ra phẫn nộ, theo tờ al-Ahram của Ai Cập đưa tin.

Mona Khalil, chủ tịch Hội Nhân từ Động vật Ai Cập cho biết các tổ chức bảo vệ động vật đối diện với tình trạng thiếu kinh phí và bị cản trở bởi thiếu quy định bảo vệ động vật ở Ai Cập. Các tổ chức hoạt động dựa trên kinh phí từ quyên góp tư nhân và tiền của người sáng lập. Bà cho rằng các chương trình triệt sản cho chó hoang nên được thực hiện rộng rãi hơn.

Tuy nhiên, Elbendary và Brown đều nói rằng họ rất vui mừng đoạn video về Apollo trên đỉnh kim tự tháp được chia sẻ trên toàn thế giới. Họ hy vọng điều này sẽ dẫn đến sự quan tâm nhiều hơn đối với chó hoang ở Cairo và giúp thuyết phục cư dân cùng chính quyền chăm sóc chúng.

Về phía Apollo, Brown cho biết đã nhìn thấy nó xuống khỏi kim tự tháp để ăn thức ăn do tổ chức để lại hôm 22/10 và không hề biết đến khoảnh khắc nổi tiếng của mình. Hiện nó trông vẫn hạnh phúc và khỏe mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghịch lý: Động vật càng

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?

Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia

Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.

Đăng ngày: 17/04/2025
Giải mã

Giải mã "ổ rắn cực độc" xuất hiện trên đảo Phú Quý

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng và dư luận xôn xao trước thông tin một ổ rắn cực độc xuất hiện trên đảo Phú Quý, Bình Thuận. Vậy sự thật về loài rắn này là gì?

Đăng ngày: 17/04/2025
Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Các nhà khoa học cho biết, loài cá băng ở Nam Cực này chỉ có thể sống được trong môi trường nước lạnh không thể vượt quá 5 độ C.

Đăng ngày: 17/04/2025
Rồng Komodo truy kích dê non, nuốt chửng trong giây lát

Rồng Komodo truy kích dê non, nuốt chửng trong giây lát

Một video được chia sẻ đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi con rồng Komodo trưởng thành lao đến tấn công một con dê non trước khi nuốt chửng nó trong giây lát.

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News