Bí quyết giúp bạn “săn” được thiên thạch

Trái đất là một khối cầu liên tục có sự va chạm với các thiên thể trong không gian. Cho đến nay, hơn 40.000 thiên thạch đã được tìm thấy và còn vô số mẫu khác vẫn nằm rải rác ở khắp nơi rên thế giới.

Với giá trị lên tới 1.000USD cho mỗi gram, những hòn đá đến từ không gian này luôn là mục tiêu săn lùng của không ít người. Những lời khuyên sau đây có thể sẽ giúp ích cho quá trình tìm kiếm chúng, nhưng bạn hãy lưu ý rằng: săn báu vật ngoài trái đất là một công việc đầy khó khăn đòi hỏi sự cống hiến thực sự.

Bước 1. Được cho phép

Trước khi lên kế hoạch, hãy chắc chắn rằng nếu bạn tìm thấy bất kỳ thứ gì thì bạn cũng sẽ được phép giữ lại chúng một cách hợp pháp. Tại sao chúng tôi lại nhắc nhở bạn điều này? Bởi vì đã có trường hợp tìm thấy thiên thạch trong công viên quốc gia và như vậy, theo quy định, nó phải thuộc về chính phủ, David Kring - nhà khoa học cao cấp tại Viện Mặt Trăng và Hành tinh ở Houston - cho biết.

Các vùng đất công cộng đặc biệt là khu vực thuộc sở hữu tư nhân sẽ là nơi khá an toàn để bắt đầu và bạn nên thỏa thuận trước với chủ đất để tránh những rắc rối về sau.

Bước 2. Chọn địa điểm thích hợp

“Thiên thạch có thể rơi xuống bất kỳ chỗ nào, nhưng dễ phát hiện nhất là ở nơi xuất hiện nhiều tảng đá trên mặt đất”, Alan Rubin, nhà địa hóa học tại Đại học California (Los Angeles), tiết lộ.

Bí quyết giúp bạn “săn” được thiên thạch

Đó tốt nhất phải là khu vực rộng lớn và cằn cỗi, nơi mà một mẫu thiên thạch thường có màu tối sẽ rất dễ để nhận dạng. Những vùng sa mạc (chẳng hạn như sa mạc Mojave, Nam California) và vùng băng giá (chẳng hạn như Nam Cực) được coi là nơi lý tưởng cho công cuộc tìm kiếm này. “Hơn nữa, môi trường khô ráo ở đó (kể cả Nam Cực) giúp bảo quản tốt các mẫu vật”, Rubin nói.

Bạn cũng nên chú ý quanh khu vực từng ghi nhận có sự xuất hiện của đá vũ trụ bởi vì nhiều mảnh vỡ khác có thể nằm rải rác đâu đó gần đấy. Núi Glorieta ở Mexico hay vùng Holbrook, Franconia ở Arizona và Great Plains của Mỹ là những cái tên cần ghi nhớ. Ngoài ra, từ năm 1995, hàng nghìn thiên thạch cũng đã được thu hồi tại Gold Basin, Arizona.

Bước 3: Tìm kiếm thiên thạch mới

Một số tay thợ săn thiên thạch chuyên nghiệp thường đặc biệt quan tâm đến những vụ va chạm giữa Trái đất với các vật thể ngoài không gian để rồi đi săn tìm những mẩu thiên thạch mới nhất trước khi có sự can thiệp của người thứ 2.

Vậy khi một quả cầu lửa hay sao băng được phát hiện trong tình trang đang lao về phía Trái đất, làm thế nào bạn có thể tìm được hướng đi của nó?

Gần đây, chuyên gia Marc Fries thuộc Viện Carnegie ở Washington đã phát triển kỹ thuật hỗ trợ việc xác định vị trí rơi của chúng mà không cần phải có một quỹ đạo như trước đây. Hệ thống radar thời tiết Doppler mà Fries sử dụng cho phép phát hiện những “cơn mưa thiên thạch” một cách nhanh chóng khi chúng lao xuống mặt đất.

Bước 4. Khai thác sức mạnh của từ tính

Trước chuyến đi đến sa mạc, chuyên gia khuyên bạn nên mang theo nhiều nước, kính râm và không nên đi một mình, đồng thời phải chuẩn bị 2 chiếc xe chuyên dùng trong những cuộc hành trình kiểu này đề phòng trường hợp 1 cái bị hỏng.

Ngoài ra, thứ bạn không thể quên đó là máy dò kim loại vì “hầu hết các thiên thạch đều có chứa kim loại sắt - niken”, Rubin nói.

Bí quyết giúp bạn “săn” được thiên thạch

Tuy nhiên, một số thiên thạch như đá mặt trăng hay đá sao Hỏa lại không chứa kim loại mà chủ yếu là bazan. Vậy nên, sử dụng máy dò trong trường hợp này sẽ không có tác dụng. Và bạn chỉ có thể phát hiện ra chúng bằng cách cẩn thận làm sạch phần đất dính vào những hòn đá trông kỳ quặc.

Bước 5. Chia sẻ với khoa học

Nếu đã phát hiện ra vật mà bạn nghĩ rất có thể là một mẫu từ không gian, hãy trả lời những câu hỏi sau: nó có màu đen hay màu nâu? Có phải nó rất rắn, không có những lỗ nhỏ, khá nặng so với các loại đá khác trong cùng khu vực và hình như có màu bạc kim loại ở phía bên trong? Nó là một mẫu có từ tính? Nếu đáp ứng được những tiêu chí này, nhiều khả năng bạn đang nắm trong tay một vật thể 4,5 tỷ năm tuổi của vũ trụ.

Hãy dành một chút thời gian để chia sẻ thông tin đó với các nhà khoa học, có thể đây sẽ là chiếc chìa khóa mở ra đáp án của một trong những câu hỏi hiện vẫn đang thách thức nhân loại về sự hình thành và tiến hóa của hệ Mặt trời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News