Bí quyết giúp cây bạch quả sống hơn 1.000 năm

Các nhà nghiên cứu của Mỹ và Trung Quốc mới đây đã khám phá ra nguyên nhân giúp cây bạch quả sống được hơn 1.000 năm tuổi.

Nghiên cứu này đã được đăng trên Nhật báo Khoa học Trung Quốc và tạp chí Proceedings of National Academy of Sciences của Mỹ.


Tuổi thọ cây bạch quả là tổng hòa từ sự cân đối giữa quá trình phát triển và lão hóa.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh và Đại học Bắc Texas, cùng một số viện nghiên cứu khác của Trung Quốc đã tiến hành phân tích 34 cây bạch quả, chia chúng thành ba nhóm theo độ tuổi.

So với những cây trưởng thành, các cây lâu năm (với độ tuổi từ 193-667 năm) có các lớp tế bào sinh gỗ mỏng hơn. Các tế bào sinh gỗ là những lớp tế bào ở thân cây nằm giữa ruột gỗ và vỏ cây và có thể phân chia thành những mô khác nhau. Trong mùa tăng trưởng, tầng sinh gỗ liên tục sản sinh ra những tế bào thực vật mới, thậm chí là chồi rễ mới.

Nghiên cứu cho thấy những cây lâu năm có lượng IAA - một loại hormone điều chỉnh và kích thích tăng trưởng của cây, cao hơn, và lượng ABA - hormone kiềm chế tăng trưởng, thấp hơn.

Phạm vi phát triển của những cây có chiều cao trung bình đến ngực người trong nhóm cây lâu năm lại gia tăng theo tốc độ lớn, từ đó cho thấy sự phân chia không ngừng của tế bào sinh gỗ.

Trong khi đó, lại không có mấy sự khác biệt giữa các cây về khả năng quang hợp, sự phát triển của lá, nảy mầm hạt hay chống bệnh tật so với những cây nhỏ hơn. Điều này cho thấy các cây lâu năm đều trong trạng thái khỏe mạnh.

Các tác giả nghiên cứu nhận định những cây này thường chết vì các nhân tố bên ngoài như sâu bọ. Họ cũng phát hiện thấy sự phát triển mạnh của những gene liên quan đến khả năng kháng bệnh, hay khả năng tổng hợp các hợp chất bảo vệ trong cây lâu năm.

Điều này chứng tỏ những cây lâu năm không mất đi khả năng tự vệ trước những tác nhân xấu từ bên ngoài. Từ đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng tuổi thọ cây bạch quả là tổng hòa từ sự cân đối giữa quá trình phát triển và lão hóa, thay vì chỉ bị quy định bởi một gene duy nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News