Bí quyết giúp dạ dày khỏe mạnh như người Nhật
Nên ăn chậm, nhai kỹ; dùng nhiều loại rau củ, ngũ cốc; hạn chế bia rượu; giữ cho tinh thần thư thái... sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và duy trì một hệ tiêu hóa tốt.
Bí quyết ăn uống của người Nhật giúp dạ dày khỏe mạnh
Người Nhật nổi tiếng thế giới với tinh thần làm việc hăng say, hiệu quả. Nhiều người nghĩ rằng, với cường độ làm việc cao, chuyện ăn uống và sức khỏe dạ dày sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, thực tế, người Nhật có những nguyên tắc, những biện pháp hữu hiệu để dạ dày luôn được khỏe mạnh.
Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học
Người Nhật Bản ăn uống theo nguyên tắc "hara hachi bu" tức là chỉ ăn no khoảng 8/10 và nên ăn chậm, nhai kỹ. Các chuyên gia cho rằng, cơ thể mất khoảng 20 phút để nhận tín hiệu no từ dạ dày. Do đó, nếu ăn quá nhanh sẽ dẫn đến tiêu thụ lượng thực phẩm nhiều hơn mức cần thiết.
Ăn chậm không những giúp bạn có thời gian để thưởng thức món ăn cùng các thành viên trong gia đình, bạn bè mà còn tốt cho quá trình tiêu hóa, giảm tải hoạt động cho dạ dày. Đặc biệt, khi chúng ta nhai kỹ sẽ tăng sự bài tiết nước bọt làm giảm acid trong dạ dày.
Nên ăn chậm, nhai kỹ sẽ tốt cho dạ dày.
Tiêu thụ nhiều rau củ, ngũ cốc
Người Nhật sử dụng đa dạng rau củ và các loại đậu trong bữa ăn. Họ thường chọn thực phẩm ít calo, giàu chất xơ và nhiều khoáng chất. Rau củ tươi, trái cây sẽ cung cấp lượng lớn vitamin A, B, C có tác dụng làm lành chỗ loét trên đường tiêu hoá, nhất là các loại rau củ non, đặc biệt họ cải (cải bắp, củ cải, rau cải…). Nên tăng cường các thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, các loại khoai ninh nhừ. Những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có tính kiềm trung hoà bớt lượng acid trong dạ dày.
Tuân thủ những nguyên tắc trong ăn uống chính là bí quyết có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tuy nhiên, với cường độ và áp lực cao trong công việc, một số người khó tránh khỏi nguy cơ bị đau dạ dày. Các sản phẩm có thành phần trung hòa acid dịch vị (antacid), enzym tiêu hoá kết hợp dược liệu thiên nhiên như tinh dầu chanh, quế, hồi… có thể hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng và phòng ngừa cơn đau dạ dày, giúp tăng nhu động dạ dày - ruột, mang lại cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn.
Nên ăn nhiều loại rau củ, ngũ cốc để tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe.
Hạn chế bia rượu
Tế bào niêm mạc dạ dày tiết ra chất nhầy và ion bicarbonat để bảo vệ dạ dày khỏi tác động của acid dịch vị nhưng bia rượu lại phá hủy hàng rào “vệ sĩ” này. Chính vì vậy, uống nhiều bia rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày.
Thói quen uống nhiều nước khoáng, hạn chế bia rượu, đồ uống có chứa cồn hay các chất kích thích của người Nhật là một trong những phương pháp đơn giản nhất giúp bảo vệ dạ dày.
Cân bằng cuộc sống
Căng thẳng thần kinh kéo dài làm tăng tiết glucocorticoid - hormone của vỏ thượng thận có tác dụng kích thích bài tiết acid dịch vị và pepsin, đồng thời ức chế bài tiết chất nhầy gây loét dạ dày. Do áp lực công việc căng thẳng, người Nhật thường có chế độ nghỉ ngơi hợp lý giữ cho tinh thần thoải mái, đó chính là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp ngừa bệnh đau dạ dày.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
