Bí quyết không đóng băng của chim cánh cụt Nam Cực

Chim cánh cụt vẫn hoạt động bình thường trong cái lạnh - 50 độ C của Nam Cực mà không lo đóng băng nhờ một số đặc tính chống thấm nước ưu việt.

Nghiên cứu cách giúp chim cánh cụt không bị đóng băng

Nhà nghiên cứu Pirouz Kavehpour, giáo sư khoa Kỹ thuật Cơ khí và Hàng không của Đại học California, Los Angeles, Mỹ, lần đầu chú ý đến những chiếc lông của chim cánh cụt khi xem một bộ phim tài liệu.

"Tôi nhận thấy những con chim cánh cụt hoạt động ở vùng nước lạnh giá và sống trong điều kiện nhiệt độ rất thấp nhưng không hề dính chút băng nào trên lông", Discovery News dẫn lời Kavehpour, người vừa công bố kết quả nghiên cứu tại cuộc họp thường niên của Ban thủy động lực học của Hiệp hội Vật lý Mỹ tại Boston hôm 22/11.


Lớp lông của chim cánh cụt có tính chống thấm nước mạnh. (Ảnh: Christopher Michel/Wkimedia Commons).

Kavehpour, chuyên gia về chim cánh cụt Judy St. Leger và các nhà nghiên cứu khác sử dụng kính hiển vi điện tử quét hình để phân tích lông chim cánh cụt do công viên San Diego SeaWorld quyên tặng.

Các nhà khoa học phát hiện trên lông chim có những lỗ nhỏ giữ khí, khiến bề mặt lông không ngấm nước. Họ cũng nhận ra chim cánh cụt bôi lên lông loại dầu tiết ra từ một tuyến nằm gần gốc đuôi, giúp tăng cường khả năng chống thấm nước.

Khi nước tiếp xúc với bề mặt lông, những giọt nước nhỏ lấm tấm có thể lăn xuống hoặc bị chim cánh cụt giũ sạch. Giọt nước trên lông cũng có hình cầu làm chậm sự hình thành của băng. Nhiệt lượng sẽ khó thoát khỏi giọt nước do bề mặt tiếp xúc với không khí ít.

Kết quả nghiên cứu có nhiều ứng dụng trong ngành thiết kế máy bay. Máy bay trong tương lai có thể phủ lớp sơn rỗ chống thấm nước và dầu bôi trơn để ngăn băng hình thành. Các nhà sản xuất máy bay hiện nay sử dụng chất hóa học để phá băng, nhưng quá trình này có chi phí cao, tốn thời gian và nhiều sai sót.

"Thật hài hước khi một loài chim không bay được lại có thể giúp máy bay hàng không bay an toàn hơn trong tương lai", Kavehpour nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Khả năng kỳ lạ của mèo

Khả năng kỳ lạ của mèo

Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Đăng ngày: 12/04/2025
Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Đăng ngày: 11/04/2025
Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News