Biến đổi khí hậu có thể khiến quạt điện trở thành dĩ vãng

Các nhà khoa học cảnh báo việc tăng cường các sóng nhiệt ở Mỹ khiến việc sử dụng quạt để làm mát là không đủ.

Trời nắng nóng, quạt điện không đủ để làm mát

Biến đổi khí hậu có thể khiến quạt điện trở thành dĩ vãng
Nhiều khu vực ở Mỹ và trên thế giới đang đối mặt sóng nhiệt trầm trọng trong mùa hè. (Ảnh: Getty).

Một nghiên cứu mới đây cho thấy nhiều khu vực ở Mỹ đang chạm tới nhiệt độ "quá nóng để sử dụng quạt an toàn", với mức độ gia tăng gấp đôi so với những thập kỷ trước.

"Ngày càng có nhiều cư dân Mỹ phải tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng để sử dụng quạt điện. Điều đó thậm chí có thể gây nguy hiểm", Luke Parsons, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Duke cho biết.

Dựa trên phân tích dữ liệu thời tiết hàng giờ trong 20 năm qua, Luke Parsons cho biết hầu hết các giờ buổi chiều trong những tháng nóng nhất năm đều có thể vượt quá ngưỡng an toàn.

Mặc dù nghiên cứu này chỉ tập trung vào các khu vực ở Mỹ, nhưng nó đã cung cấp những hiểu biết mới tại thời điểm mà phần lớn Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc đang phải hứng chịu cái nóng khắc nghiệt của mùa hè do biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu cũng nhắc lại lời cảnh báo do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt ra về các điều kiện khí hậu nắng nóng. Theo đó, việc sử dụng quạt điện thậm chí có thể gây trầm trọng hơn tình trạng căng thẳng sóng nhiệt, do sản sinh nhiều không khí nóng hơn là làm mát.

Giới hạn sử dụng an toàn của quạt điện

Biến đổi khí hậu có thể khiến quạt điện trở thành dĩ vãng
Thời tiết quá nóng, nếu sử dụng quạt điện sẽ gây phản tác dụng. (Ảnh: Getty).

Theo WHO, quạt điện vẫn có thể được sử dụng an toàn ở nhiệt độ trên 35⁰C, nhưng giới hạn của chúng phụ thuộc vào ai đang sử dụng chúng và ở đâu.

Các điểm nóng đáng lo ngại ở Mỹ bao gồm các một phần của bang California dọc biên giới với Arizona, phần lớn miền trung Texas, Oklahoma, dọc biên giới New Mexico.

Cộng đồng ở những địa điểm đó hiện phải đối mặt với hơn 1.000 giờ hoặc hơn 44 ngày mỗi năm khi nhiệt độ quá nóng để sử dụng quạt an toàn. Đáng lo ngại hơn, một số nơi nóng nhất là các khu vực nông thôn, nơi những lựa chọn chăm sóc sức khỏe của người dân còn thấp.

Thông thường, quạt điện không được khuyến khích sử dụng ở nhiệt độ trên 37-38⁰C, đối với người lớn tuổi, đặc biệt là những người đang dùng thuốc có tác dụng phụ là giảm tiết mồ hôi.

Đối với những khu vực đặc biệt ẩm ướt hoặc khô cằn, quạt điện thậm chí sẽ phản tác dụng, khi có xu hướng làm tăng thêm sự căng thẳng về nhiệt, do luồng khí tạo ra góp phần mang theo hơi nóng hoặc không khí ẩm.

Kết quả này nhấn mạnh sự cần thiết của chính phủ các nước trong việc hướng nguồn lực đến một số cộng đồng dễ bị tổn thương, những nhóm ít có khả năng, nguồn lực để đối phó với biến đổi khí hậu.

Dùng điều hòa cũng chẳng khá hơn

Biến đổi khí hậu có thể khiến quạt điện trở thành dĩ vãng
Nhiều người chuyển sang sử dụng điều hòa thay quạt điện khiến tình trạng biến đổi khí hậu trở nên trầm trọng hơn. (Ảnh: Health).

Thật không may, nếu như việc dùng quạt là không thể, thì chuyển sang dùng điều hòa lại có thể làm các vấn đề khí hậu trở nên trầm trọng hơn.

Đó là bởi điều hòa tiêu tốn năng lượng gấp hàng chục lần quạt điện. Để làm lạnh, các thiết bị này còn sử dụng đến những hóa chất không thân thiện như: chlorofluorocarbons (CFC), hydrofluorocarbons (HFC) và hydrochlorofluorocarbons (HCFC).

Trong khi CFC có thể làm thủng tầng ozone, HFC và HCFC được biết đến là những khí nhà kính mạnh gấp hàng chục nghìn lần so với CO2.

"Cho đến nay, các hợp chất này kết hợp với nhau đã chiếm gần 11% tổng lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới", Clare Perry, nhà vận động cấp cao tại Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên điều tra và vận động chống lạm dụng môi trường cho biết.

Dưới góc độ sức khỏe, điều hòa cũng làm tăng nguy cơ "sốc nhiệt" trong những ngày nắng nóng, đặc biệt là các đối tượng như dân văn phòng, người già, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh...

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giới khoa học bối rối với quầng sáng xanh bí ẩn trước động đất Morocco

Giới khoa học bối rối với quầng sáng xanh bí ẩn trước động đất Morocco

Những quầng sáng xanh bí ẩn xuất hiện trước trận động đất kinh hoàng ở Morocco tuần trước. Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải hiện tượng này.

Đăng ngày: 13/09/2023
Giải pháp phủ tảo trên sa mạc Sahara

Giải pháp phủ tảo trên sa mạc Sahara

Trên sa mạc Sahara - một trong những nơi có môi trường khắc nghiệt cùng cực - đang nảy sinh một giải pháp tự nhiên đối đầu biến đổi khí hậu. Đó chính là tảo!

Đăng ngày: 12/09/2023
Ngôi làng Maroc bị xóa sổ trong động đất

Ngôi làng Maroc bị xóa sổ trong động đất

Những người tìm kiếm cẩn trọng đưa thi thể của cô gái 25 tuổi ra khỏi đống đổ nát tại ngôi làng đã bị xóa sổ sau trận động đất chết chóc nhất Maroc hơn 6 thập niên qua.

Đăng ngày: 12/09/2023
Nguyên nhân của trận động đất mạnh nhất thế kỷ ở Morocco

Nguyên nhân của trận động đất mạnh nhất thế kỷ ở Morocco

Sự dịch chuyển của mảng kiến tạo châu Phi và mảng Á - Âu là yếu tố chính dẫn đến thảm họa động đất hôm 8/9, khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Đăng ngày: 11/09/2023
Núi lửa ở Tonga phun trào tạo ra dòng chảy dưới biển có tốc độ nhanh chưa từng thấy

Núi lửa ở Tonga phun trào tạo ra dòng chảy dưới biển có tốc độ nhanh chưa từng thấy

Các nhà khoa học đã ghi nhận núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai ở dưới Thái Bình Dương phun đất đá, tro bụi và khí gas khắp đáy biển với tốc độ 122 km/h vào tháng 1-2022.

Đăng ngày: 11/09/2023
Cảnh tượng kinh hoàng từ bên trong mắt bão

Cảnh tượng kinh hoàng từ bên trong mắt bão

Những thước phim được quay bởi " thợ săn bão" cho thấy sự khủng khiếp của bão Lee tại bờ Đông nước Mỹ.

Đăng ngày: 11/09/2023
Số người chết trong động đất Morocco lên hơn 2.000

Số người chết trong động đất Morocco lên hơn 2.000

Số người chết trong thảm họa động đất ở Morocco đã tăng lên hơn 2.000, khi lực lượng cứu hộ chạy đua tìm kiếm người sống sót.

Đăng ngày: 10/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News