Biến đổi khí hậu có thực sự tốt cho rùa biển?

Có thể bạn đã đọc được trong những tin tức mới đây, rằng biến đổi khí hậu có thể làm tăng kích thước quần thể một số loài rùa biển, bằng cách tăng số lượng những con rùa cái.

Những nghiên cứu này dựa trên một đặc điểm độc đáo của rùa biển: giới tính của chúng được xác định bởi nhiệt độ trong ổ trứng rùa. Những trứng rùa đã ấp ở nhiệt độ trên 29oC nở ra hầu hết rùa cái, trong khi nhiệt độ dưới 29oC sẽ cho nở ra hầu hết là rùa đực.

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã xuất bản trên tạp chí Biến đổi khí hậu tự nhiên (Nature Climate Change) đã phát hiện thấy, bằng cách tác động tới tỉ lệ giới tính của các quần thể rùa theo hướng nở ra nhiều con cái, biến đổi khí hậu có thể dẫn tới một sự gia tăng quần thể rùa trong thời kì ngắn hạn. Nhưng đây chưa phải là toàn bộ câu chuyện.

Những quả trứng rùa ấm hơn làm có nhiều rùa cái hơn

Nghiên cứu nói trên nhận thấy, nhiệt độ gia tăng có thể gây biến đổi tỉ lệ giới tính và tăng kích thước quần thể một số loài rùa biển.

Rùa biển là kì lạ vì giới tính của rùa con được xác định không phải bởi các nhiễm sắc thể giới tính (như trong trường hợp của loài người và những loài động vật có vú khác), mà bởi nhiệt độ ấp trứng, một hiện tượng được biết là sự xác định giới tính phụ thuộc nhiệt độ.

Vượt một nhiệt độ ấp trứng ngưỡng then chốt là 29oC, thường thì những quả trứng rùa biển nở ra con cái, và ngược lại. Nhiệt độ then chốt này là chung với nhiều loài rùa biển và có lẽ đã tiến hóa để tạo ra tỉ lệ giới tính cân bằng tối ưu.

Do vậy nhiệt độ ấm có thể dẫn tới sự “nữ hóa” quần thể rùa biển thông qua việc chỉ nở ra những con rùa cái. Những nghiên cứu trước đây đã nêu bật rằng, tất cả những yếu tố khác là ngang bằng, sự “nữ hóa” này gây ảnh hưởng có thể dẫn tới sự hủy diệt quần thể.

Tuy nhiên, trong khi sự đe dọa của sự “nữ hóa” các quần thể rùa biển đã được biết từ nhiều năm nay, có rất ít nỗ lực nhằm dự đoán tỉ lệ giới tính của quần thể trong tương lai có thể thay đổi như thế nào, và nguy cơ xảy ra tuyệt chủng.

Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm quốc tế gồm các nhà khoa học đến từ trường Đại học Deakin tại Warrnambool (Australia) và Trường Đại học Swansea (Vương quốc Anh) đã thực hiện tại một trong những bãi biển có nhiều rùa biển đẻ trứng lớn nhất của thế giới, quần đảo Cape Verde Islands ở Đại Tây Dương, nơi một số lượng lớn những con rùa caretta sinh sản. Nhiệt độ cát trên các bãi biển rùa làm tổ đẻ trứng đã được ghi chép theo dõi qua nhiều năm bằng các bộ thu thập dữ liệu về nhiệt độ nhỏ gọn.

Sau đó những ghi chép về nhiệt độ của cát sẽ được kết hợp với các đánh giá về các điều kiện môi trường trong quá khứ trên những đảo này từ năm 1850, và các dự báo về khí hậu trong khoảng 100 năm tiếp theo được thực hiện bởi tổ chức IPCC (Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu - Intergovernmental Panel on Climate Change). Bằng cách này, chuỗi thời gian kéo dài 250 năm về nhiệt độ ấp trứng, tỉ lệ giới tính của rùa con và tỉ lệ giới tính của rùa trưởng thành đã được lập ra.

Nghiên cứu phát hiện thấy nhiệt độ tăng có thể dẫn tới sự tăng số lượng con cái của loài rùa biển, nhưng “nữ hóa” toàn bộ sẽ không thể xảy ra trong vài thập kỉ tới. Trong thực tế, nhiệt độ ấp trứng rùa ấm hơn có thể mang lại một lợi ích ngắn hạn để bảo tồn các loài rùa, tăng số lượng rùa cái con và do đó làm tăng kích thước tổng thể của quần thể rùa biển.

Biến đổi khí hậu vẫn bất lợi cho rùa

Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa kết thúc. Còn rất nhiều điều phải làm để tìm hiểu xem những chú rùa biển sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu như thế nào.

Nghiên cứu này tập trung trên một vị trí tại biển Đại Tây Dương. Cần phải mở rộng nghiên cứu ra để xem xét mối đe dọa về việc “nữ hóa” rùa biển tại nhiều nơi đẻ trứng khác của chúng vòng quanh thế giới, gồm có khu vực xung quanh bờ biển của Australia, là nơi sống của các quần thể chủ chốt của một số loài.

Bằng cách mở rộng những phương pháp phân tích này, các nhà khoa học có thể xác định những khu vực mà biến đổi khí hậu và sự “nữ hóa” quần thể là gay gắt nhất. Bằng cách này, các nhà khoa học có thể đưa ra một cảnh báo sớm cho những khu vực mà những sự can thiệp về quản lý trong tương lai là cần thiết, ví dụ như dưới hình thức che bóng cho tổ rùa để đảm bảo rằng rùa nở ra sẽ là rùa đực.

Hơn nữa, khi số lượng rùa đực giảm, chúng sẽ trở nên quan trọng hơn nhưng chúng ta lại biết rất ít về rùa đực. Không giống như rùa cái, rùa biển đực không lên bờ và do đó rất khó để nghiên cứu về chúng. Trong khi hàng ngàn con rùa cái trưởng thành đã được gắn các thẻ để theo dõi bằng vệ tinh, chỉ có một số rất ít những con rùa đực trưởng thành đã được theo dõi.

Có một khoảng cách quan trọng về hiểu biết giữa rùa cái và rùa đực. Chúng ta đã bắt đầu thu hẹp khoảng cách này bằng cách đánh bắt những con rùa biển đực và gắn thẻ theo dõi cho chúng. Bằng cách này, các nhà khoa học sẽ thu được nhiều dữ liệu về những con đực hơn. Phát hiện của nghiên cứu này cho thấy, tỉ lệ giới tính thiên lệch về giới tính cái thực sự biến thành tỉ lệ giới tính cân bằng hơn của giống đực và giống cái. Nhiều nghiên cứu về khoảng thời gian sinh sản cần phải được thực hiện trên các loài khác nhau và tại các địa điểm sinh sản khác nhau.

Vì vậy, trong khi các nghiên cứu gần đây cung cấp một số hiểu biết hữu ích về cách mà khí hậu có thể gây ảnh hưởng đến rùa biển, một loạt các câu hỏi vẫn cần phải được trả lời. Tiên lượng rằng, trong dài hạn thì khí hậu nóng lên không hẳn là một điều tốt đối với rùa biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News