Biến đổi khí hậu khiến nấm trở nên nguy hiểm

Số lượng các bệnh liên quan đến nhiễm nấm ngày càng gia tăng.

Nghiên cứu của các chuyên gia tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chỉ ra rằng biến đổi thời tiết và tác động của hành vi của con người đã gây ra tình trạng trên.

Cảnh báo gia tăng bệnh nhiễm nấm

Cách đây một thập kỷ, vào mùa mưa, nhiều người dân tại tỉnh Vân Nam đã đột tử vì truỵ tim. Sau một cuộc điều tra kéo dài, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc (CDC) phát hiện nguyên nhân dẫn đến cái chết đến từ một loài nấm lạ, gọi là Tiểu Bạch.

Biến đổi khí hậu khiến nấm trở nên nguy hiểm
Các loài nấm trong tự nhiên đang thay đổi và tăng khả năng gây chết người.

Loài nấm này thuộc họ Trogia, chứa 3 loại axit amin gây độc. Trong môi trường tự nhiên, nấm Tiểu Bạch có kích thước nhỏ, không có giá trị thương mại nên được người dân ở tỉnh Vân Nam trực tiếp tiêu thụ thay vì bán. Chúng sẽ chuyển sang màu nâu ngay sau khi được hái lượm.

Người ăn loại nấm này thường xuất hiện các triệu chứng như tim đập nhanh, nôn oẹ, hoa mắt, và nguy hiểm nhất là lên cơn tai biến và đột tử.

Chưa dừng lại ở đó, trong những năm trở lại đây, các bệnh nhiễm nấm đang gia tăng. Tháng 10/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên công bố danh sách các mầm bệnh nấm đe dọa sức khoẻ của con người. Danh sách này gồm 19 loài nấm không chỉ gây nhiễm trùng hoặc chết người mà còn có thể kháng các loại thuốc hiện nay.

“Tỷ lệ mắc bệnh và phạm vi địa lý của các loại nấm bệnh đều đang mở rộng trên toàn thế giới do sự nóng lên toàn cầu và gia tăng du lịch, thương mại quốc tế”, báo cáo của WHO viết.

Một nghiên cứu gần đây ước tính, chỉ riêng Trung Quốc đã có hơn 70 triệu người mắc bệnh nhiễm nấm. Từ các bệnh vô hại như nấm móng, viêm giác mạc... cho đến những bệnh đặc biệt nguy hiểm như viêm màng não do nấm cryptococcus, nhiễm trùng não, nhiễm trùng tuỷ sống...

Trước khi WHO đưa ra cảnh báo, các chuyên gia tại tỉnh Vân Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu dịch tễ học về nhiễm nấm. Điều khiến các nhà nghiên cứu Trung Quốc lo lắng là họ biết rất ít về nguồn gốc của những loại nấm gây bệnh ở người, dù Vân Nam là một trong những nơi có nhiều loài nấm sinh sôi nhất. Tuy nhiên, giới khoa học cảnh báo việc biến đổi thời tiết và hành vi của con người đang thúc đẩy nấm trở nên nguy hiểm.

GS Peter Mortimer, chuyên gia Nấm học tại Viện Thực vật học Côn Minh, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), cảnh báo: Hành động của con người đang làm đảo lộn các hệ thống sinh thái, phá vỡ các quá trình tự nhiên. Đơn cử, tại một số địa phương ở Vân Nam, môi trường tự nhiên của các loài nấm đang bị đe dọa.

Khi Trái đất trở nên nóng và khô hơn do tác động từ biến đổi khí hậu, nhiều loài động thực vật hoặc tuyệt chủng hoặc di cư đến nơi khác sống. Nấm không thể rời đi nên thay vào đó, chúng sẽ thích nghi bằng cách thay đổi và trở thành một bản thể khác.

“Các loài nấm có thể thay đổi hoàn toàn trong quá trình trao đổi chất, sinh lý học, thậm chí hình dáng bên ngoài và cấu trúc cũng thay đổi hoàn toàn. Chúng có thể biến thành một loài khác nhưng giới khoa học chưa thể hiểu rõ về quá trình thay đổi này”, ông Mortimer nhận định.

Nấm đang trở nên nguy hiểm

Biến đổi khí hậu khiến nấm trở nên nguy hiểm
Do biến đổi khí hậu và tác động của hành vi của con người, nấm đang trở nên nguy hiểm.

Trên thực tế, không phải loài nấm nào cũng có thể gây ảnh hưởng lên con người. Nấm thích nghi với điều kiện môi trường từ 25 - 28 độ C trong khi nhiệt độ cơ thể con người là 36 độ C - môi trường quá nóng để nấm sinh sôi. Do đó, trong lịch sử, các bệnh nấm chủ yếu gây nhiễm trùng da hoặc móng.

Nhưng giờ đây, khi nóng lên toàn cầu, nấm đang thích nghi với nhiệt độ cao hơn. Điều này cho phép các mầm bệnh nấm sinh sôi trong cơ thể con người, nơi chúng từng không thể tồn tại.

Sau khi biến đổi từ đặc điểm vô hại, chỉ lấy dinh dưỡng từ những thân cây đã mục, nấm có thể chuyển sang lấy dinh dưỡng từ sinh vật sống như con người. Ngoài ra, để thích nghi với những tác động của con người, nấm đã tiến hóa sang tiêu thụ nhựa và cao su, điều này khiến chúng trở nên nguy hiểm nếu đi vào trong cơ thể người.

Đồng thời, các hành vi của con người, như biến đổi rừng tự nhiên thành đồn điền cao su, đang làm bật gốc đất của Vân Nam, nơi chứa bào tử của hàng nghìn loài nấm. Nấm sẽ giải phóng các bào tử siêu nhỏ vào không khí.

Khi con người hít phải bào tử này hay để chúng bám trên da, loại nấm này có thể xâm nhập vào phổi, máu và thậm chí là não người. Sợi nấm sẽ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng lấy từ vật thể sống.

Đặc biệt, các bệnh do nấm là cực kỳ khó điều trị. Theo ông Mortimer, các tế bào nấm, có cấu trúc giống với tế bào động vật, rất khó bị tiêu diệt bằng thuốc. Do đó, nhiều loại thuốc được sử dụng để chống nhiễm nấm có thể không đem lại hiệu quả, thậm chí gây hại cho tế bào người.

Ông Mortimer cho biết: “Khi chúng ta chặt phá rừng nhiệt đới và lập đồn điền cao su, chúng ta xâm lấn vào các nguồn nấm gây bệnh tự nhiên trong đất và tăng khả năng tiếp xúc với chúng”.

Trong bối cảnh trên, ông Mortimer nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập một hệ thống kiểm tra các mầm bệnh nấm tiềm ẩn trước khi đất được chuyển đổi thành ruộng nông nghiệp, tòa nhà hoặc đường giao thông.

“Khi không thể tránh được việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chúng ta có thể thực hiện đánh giá đa dạng sinh học nấm trong cảnh quan sẽ bị ảnh hưởng, để xem loại nấm nào hiện diện và sau đó đưa ra quyết định quản lý có tiến hành hay không chuyển đổi mục đích sử dụng đất”, ông Mortimer chia sẻ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cây vải 1.500 năm vẫn ra quả ở Trung Quốc

Cây vải 1.500 năm vẫn ra quả ở Trung Quốc

Cây vải cổ thụ ở tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc hồi sinh khi ra quả trên khắp cành lá sau sau 11 năm vắng bóng.

Đăng ngày: 06/06/2023
Ruồi giấm: Từ loài côn trùng gây hại đến

Ruồi giấm: Từ loài côn trùng gây hại đến "người hùng" khoa học

Loài ruồi có thể gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống thường nhật. Thế nhưng ở khía cạnh khoa học, chúng thực sự đã tạo nên một cuộc cách mạng phi thường.

Đăng ngày: 06/06/2023
Cây vải 1.500 năm vẫn ra quả đều đặn ở Trung Quốc

Cây vải 1.500 năm vẫn ra quả đều đặn ở Trung Quốc

Cây vải cổ thụ ở tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc hồi sinh khi ra quả trên khắp cành lá sau sau 11 năm vắng bóng.

Đăng ngày: 06/06/2023
Loại virus tồn tại trong cơ thể mà ít người biết đến

Loại virus tồn tại trong cơ thể mà ít người biết đến

CMV (cytomegalovirus) là loại virus ít người biết đến. Tuy nhiên, nó phổ biến trên toàn thế giới và hơn một nửa dân số Mỹ đang có nguy cơ bị nhiễm virus này ở tuổi 40.

Đăng ngày: 05/06/2023
Linh chi thái tuế là gì?

Linh chi thái tuế là gì?

Nấm linh chi, tên khoa học là Ganoderma lucidum, là một loại nấm thuộc chi Ganoderma, họ Nấm lim (Ganodermataceae).

Đăng ngày: 03/06/2023
Người đàn ông thoát chết dù bị 1.000 ong sát thủ tấn công

Người đàn ông thoát chết dù bị 1.000 ong sát thủ tấn công

Người đàn ông 60 tuổi chịu 250 vết đốt, nhiều khả năng thủ phạm là ong sát thủ nổi tiếng với sự hung dữ và xu hướng đốt theo đàn.

Đăng ngày: 02/06/2023
Nhân giống loại cây còn duy nhất một cá thể trên Trái đất, hiếm tới mức được bảo vệ 24/24

Nhân giống loại cây còn duy nhất một cá thể trên Trái đất, hiếm tới mức được bảo vệ 24/24

Trong một lần vào rừng, vị chuyên gia bất ngờ tìm thấy loại cây chỉ có duy nhất cá thể còn sống trên Trái đất.

Đăng ngày: 02/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News