Biến đổi khí hậu khiến sư tử và gấu cổ đại tuyệt chủng?
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, tình trạng biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gây ra sự biến mất bí ẩn của gấu nâu và sư tử cổ đại Bắc Mỹ cách đây khoảng một thiên niên kỷ, trước Kỷ Băng hà cuối cùng.
Nhiệt độ ấm áp trước Kỷ Băng hà cuối cùng ảnh hưởng đáng kể đến động-thực vật khi đó.
Bằng cách giải trình tự ADN từ hóa thạch của sư tử và gấu từ Bắc Mỹ và Âu-Á, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Adelaide đã phát hiện ra rằng thời điểm tuyệt chủng của những loài động vật cổ đại sống tại các khu vực của Bắc Mỹ (đặc biệt là Lãnh thổ Yukon và Alaska) trùng khớp với sự thay đổi thảm thực vật ở những vùng này.
Theo các nhà khoa học, nhiệt độ ấm áp trước Kỷ Băng hà cuối cùng có thể đã gây ra những thay đổi đáng kể về sự phong phú của các loại thực vật, dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài động vật ăn cỏ và sau đó là các loài săn mồi của chúng, bao gồm cả sư tử và gấu.
Một vài thế kỷ sau, nhiệt độ lạnh hơn dẫn đến Kỷ Băng hà đã đảo ngược những thay đổi và khiến những khu vực này trở thành miền đất hứa đối với cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt của chúng.
Gấu nâu (hay gấu xám) đã biến mất khỏi một số vùng của Bắc Mỹ hàng nghìn năm trước Kỷ Băng hà cuối cùng.
Những phát hiện này cho thấy các hệ sinh thái trong quá khứ rất dễ thay đổi và sự phong phú của các loài khác nhau luôn rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu.
Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Kieren Mitchell, một nhà sinh học tiến hóa và chuyên gia về Tin sinh học tại Đại học Otago, New Zealand cho biết: "Như được minh họa trong nghiên cứu của chúng tôi về mẫu hóa thạch, câu chuyện không nhất thiết diễn ra như vậy. Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng gấu nâu (hay gấu xám) đã biến mất khỏi một số vùng của Bắc Mỹ hàng nghìn năm trước Kỷ Băng hà cuối cùng. Sau đó, chúng xuất hiện trở lại, đi bộ từ Nga đến Alaska qua cây cầu đất liền Bering Land".
Tiến sĩ Mitchell kết luận: "Trong khi nhiều người có thể nghĩ rằng các loài đến một khu vực và ở yên đó, chúng tôi nhận thấy rằng quá khứ chuyển động nhiều hơn thế rất nhiều, liên quan đến nhiều làn sóng phân tán và tuyệt chủng cục bộ".
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Marine Ecology mới đây.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư
Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới
Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Các loài cá kỳ quái nhất hành tinh
Với ngoại hình độc đáo, khác lạ, cá mặt trăng, cá mập Wobbegong, cá cần câu, cá chiêm tinh, cá dơi môi đỏ, cá giọt nước hay cá mập Goblin... được mệnh danh là những loài cá kỳ dị nhất hành tinh.
