Biến đổi khí hậu làm giảm khả năng hấp thụ khí CO2 của thực vật

Chúng ta đang đi ngược lại với mục tiêu bảo vệ môi trường khi mà trong những năm qua, con người vẫn tiếp tục sử dụng nhiên liệu hoá thạch với tỷ lệ "đầy ấn tượng". Chỉ trong năm 2018, lượng khí thải của nước Mỹ đã tăng lên khoảng 3,4%. Nhưng ngoài những tác động hay được nhắc tới thì việc này còn có thể sẽ dẫn tới một hệ quả đáng lo ngại khác.

Theo trang khoa học Popsience, các nhà khoa học tại Đại học Columbia đã phát hiện ra rằng: khô hạn và các đợt nắng nóng đang làm giảm khả năng loại bỏ khí CO2 từ trong không khí của thực vật. Và ngay cả khi thời tiết trở nên ẩm ướt hơn tại một thời điểm nào đó trong năm thì cũng không thể ngăn chặn được sự suy giảm này.

Việc cây xanh giảm hấp thụ khí CO2 trong điều kiện thời tiết nắng nóng và khô hạn không còn là một điều mới đối với những nhà khoa học. Điều đáng nói chính là kiểu thời tiết cực đoan này sẽ ảnh hưởng tới khả năng lưu trữ CO2 của thực vật trong nhiều năm sau đó. Còn nỗ lực giảm thiểu khí thải CO2 trong không khí, theo Julia Green – tác giả của cuộc nghiên cứu, là "một nỗ lực dài hạn và đòi hỏi một sự ổn định về lượng carbon được loại bỏ trong từng năm".

Biến đổi khí hậu làm giảm khả năng hấp thụ khí CO2 của thực vật
Khô hạn và các đợt nắng nóng đang làm giảm khả năng loại bỏ khí CO2 từ trong không khí của thực vật.

Cây xanh và đại dương đang là hai điều kiện giúp con người hấp loại bỏ gần một nửa lượng khí carbon thải ra. Song việc tăng lên về lượng CO2 trong nước biển sẽ làm cho môi trường có tính axít, và dẫn tới những hậu quả nặng nề khác như tẩy trắng những rặng san hô. Còn trên đất liền, quá trình quang hợp chính là thứ đang giúp hấp thụ khí thải để tạo ra năng lượng nuôi các loài thực vật. Song cây cối đang phải gồng sức hoạt động trước lượng khí thải khổng lồ mà con người thải ra môi trường. Trong thập kỉ qua, các hệ sinh thái mặt đất đã phải hấp thụ ngày càng nhiều khí carbon, dẫn chứng cho mệnh đều này chính là hiện tượng thực vật phải thúc đẩy tốc độ quang hợp để có thể hấp thụ thêm khí CO2.

Song nguồn lực thực vật không phải là thứ vô tận. Julia Green đã thực hiện phân tích bốn mẫu đất ẩm để tìm ra những tác động của hạn hán, những đợt nóng và hiện tượng mất nước của đất tới khả năng lưu trữ khí carbon. Cô tìm ra rằng nếu chúng ta tiếp tục "làm kinh tế" như hiện nay thì chỉ khả năng lưu trữ carbon của thực vật vẫn sẽ tiếp tục được nâng cao cho tới năm 2060, tuy nhiên sau đó nó sẽ tục dốc không phanh. Nếu viễn cảnh này thực sự xảy ra thì một lượng lớn khí thải bởi con người sẽ không được hấp thụ bởi thực vật, điều này sẽ thúc đẩy tốc độ biến đổi khí hậu toàn cầu.

Căn nguyên chính của viễn cảnh này chính là nước, nói chi tiết thì là sự có sẵn của nước. Khi mà khí hậu ngày càng trở nên nóng hơn, đất dần mất đi lượng nước trong nó. Những khu vực với kiểu đất đai bán khô cằn như tại Sahel, châu Phi hay vùng phía bắc Australia, được dự đoán là sẽ phải hứng chịu thêm nhiều đợt hạn và đợt nắng nóng. Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng ngay cả những đợt hạn ngắn cũng tạo ra những ảnh hưởng lớn bởi vì nước là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của thực vật.

Song điều khiến cô Green thực sự bất ngờ chính là mối liên hệ khổng lồ từ độ ẩm của đất tới tương lai của quá trình hấp thụ carbon. Không chỉ vậy, khi cây cối chết vì hạn hán, lượng carbon chúng tích luỹ sẽ được giải phóng trở lại không khí. Ngoài ra, khi mà khí hậu trở nên nóng và khô hơn, nó sẽ tạo ra sự thay đổi cho toàn bộ hệ sinh thái, khiến cho nhưng rừng cây trở thành đồng cỏ, khả năng hấp thụ carbon từ đó cũng sẽ bị giảm đi rõ rệt.

Với kết quả thu được từ cuộc nghiên cứu của mình, Julia Green cho rằng loài người đang quá chủ quan về tương lai của biến đổi khí hậu bởi các hình mẫu khí hậu chưa hề thêm độ ẩm của đất trở thành một nhân tố để đánh giá. Green còn nhấn mạnh rằng thời điểm mà khả năng lưu trữ CO2 của thực vật bắt đầu giảm mạnh, đó chính là lúc mà quá trình biến đổi khí hậu được tăng tốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nắng nóng kỷ lục ở Australia, hàng chục con ngựa chết khát

Nắng nóng kỷ lục ở Australia, hàng chục con ngựa chết khát

40 con ngựa chết khát bên cạnh một hố nước khô cạn ở khu vực Santa Teresa, phía bắc Australia, nơi đang diễn ra đợt nắng nóng kéo dài kỷ lục.

Đăng ngày: 25/01/2019
Mưa đá lớn nhất thế giới tấn công Argentina

Mưa đá lớn nhất thế giới tấn công Argentina

160 nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã đến Argentina để nghiên cứu những cơn bão cực đoan thường xuyên tấn công các cộng đồng dân cư ở phía đông của dãy núi Andes.

Đăng ngày: 24/01/2019
Hàn Quốc thử nghiệm mưa nhân tạo trên biển làm giảm nồng độ bụi mịn

Hàn Quốc thử nghiệm mưa nhân tạo trên biển làm giảm nồng độ bụi mịn

Cuộc thử nghiệm sẽ được Viện Nghiên cứu Khí tượng Quốc gia (NIMR) và Viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia (NIER) của Hàn Quốc cùng thực hiện vào ngày 25/1 tới tại Hoàng Hải.

Đăng ngày: 24/01/2019
Nắng nóng khủng khiếp kỷ lục trong 80 năm qua ở Úc

Nắng nóng khủng khiếp kỷ lục trong 80 năm qua ở Úc

Úc đang phải trải qua đợt nắng nóng kỷ lục nhất trong vòng 80 năm qua, khi mức nhiệt độ được ghi nhận lên tới gần 50 độ C.

Đăng ngày: 21/01/2019
Bangkok sử dụng mưa nhân tạo để giải quyết ô nhiễm không khí

Bangkok sử dụng mưa nhân tạo để giải quyết ô nhiễm không khí

Nhiều báo cáo khác cho hay mức ô nhiễm không khí tại nhiều vùng thuộc những địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu ô nhiễm nặng, đến mức đáng báo động.

Đăng ngày: 18/01/2019
Nhận diện rõ sinh vật ngoại lai

Nhận diện rõ sinh vật ngoại lai

Bộ TN&MT vừa ban hành Thông tư quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại và Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Đăng ngày: 16/01/2019
Các nước xử lý rác thải thông minh tới mức nào?

Các nước xử lý rác thải thông minh tới mức nào?

Xử lý rác thải là vấn đề "nóng" dư luận ở nhiều nước trên thế giới. Một số quốc gia có những cách xử lý rác hiệu quả khiến mọi đường phố luôn sạch sẽ và không có một bóng rác.

Đăng ngày: 15/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News