Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 11

Sáng nay, một áp thấp nhiệt đới đang tiến vào đảo Luzon (Philippines), dự kiến mạnh lên thành bão và vào biển Đông sáng 13/10.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, 7h hôm nay tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Luzon khoảng 420km về phía đông, sức gió mạnh nhất 60km/h, tương đương cấp 7.

Ngày và đêm nay, áp thấp nhiệt đới theo hướng tây tây bắc, tốc độ 25km/h và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến sáng mai, bão vào biển Đông, sức gió mạnh tối đa 75km/h (cấp 8).


Dự báo đường đi và khu vực chịu sự tác động của áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: NCHMF).

Do không khí lạnh ở phương bắc tràn xuống, bão không chếch bắc mà hướng tây, nhắm đến khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và tiếp tục mạnh thêm.

Hiện do áp thấp nhiệt đới còn ở xa, cơ quan khí tượng Việt Nam chưa dự báo khu vực chịu sự tác động.

Không khí lạnh kết hợp gió đông gây mưa hết hôm nay

Trong khi đó, bộ phận không khí lạnh vẫn đang di chuyển về Việt Nam, hôm nay (12/10) sẽ tràn đến vùng núi phía Bắc, sau đó tiến sâu vào các tỉnh đồng bằng, trung du. Từ ngày mai, nhiệt độ thủ đô Hà Nội giảm dần, thấp nhất là 20 độ C.

Không khí lạnh gây gió mạnh cấp 5 ở vịnh Bắc Bộ, bắc biển Đông có gió cấp 6, giật cấp 8, biển động.

Do không khí lạnh kết hợp với gió đông trên cao, từ ngày 12/10 Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ còn mưa. Riêng Hòa Bình, Sơn La, đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Bình sáng 12/10 có mưa to, sau đó giảm dần.

Từ đầu năm đến nay biển Đông đón 10 cơn bão và rất nhiều áp thấp nhiệt đới, nhiều cơn đổ bộ Việt Nam. Gần đây nhất ngày 15/9, bão Doksuri đổ bộ Hà Tĩnh - Quảng Bình làm 8 người chết, gần 200.000 nhà bị hư hỏng. Nhiều huyện thị ở Hà Tĩnh, Quảng Bình bị mất điện một tuần liền.

Rạng sáng 10/10, hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình lại bị áp thấp nhiệt đới đổ bộ, gây mưa lớn từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, hơn 10 người thiệt mạng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Đăng ngày: 15/03/2025
Lũ quét là gì? Lũ quét thường xảy ra ở đâu, khi nào?

Lũ quét là gì? Lũ quét thường xảy ra ở đâu, khi nào?

Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.

Đăng ngày: 11/03/2025
Sấm sét là gì? Tại sao có sấm sét?

Sấm sét là gì? Tại sao có sấm sét?

Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên trái đất của chúng ta, đó là sấm sét. Nó là một luồng điện cực mạnh và sẵn sàng phá hủy mọi thứ mà nó phóng xuống.

Đăng ngày: 06/03/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News