Biến rác trên vũ trụ thành khiên chắn bức xạ
Con người thải ra rác ở bất kỳ đâu họ tới, kể cả trong không gian - một vấn đề lớn đối với các phi hành gia trong những chuyến du hành dài tới các hành tinh khác. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một cách biến rác thải trong không gian thành thứ hữu dụng hơn: khiên chắn bức xạ vũ trụ.
Bên ngoài quỹ đạo thấp của Trái đất, các phi hành gia sẽ bị vô số tia vũ trụ gây hại tấn công, gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh nhất định như ung thư và tổn thương thần kinh. Và thời gian chu du trong không gian càng dài, nguy cơ mắc bệnh của họ càng cao.
Các nguy cơ do bức xạ vũ trụ gây ra đặc biệt gây quan ngại khi NASA lập kế hoạch cho sứ mệnh thám hiểm một hành tinh nhỏ, có con người tham gia vào năm 2025 và đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2030 (chỉ tính riêng một chuyến đi khứ hồi tới hành tinh đỏ cũng có thể kéo dài tới ít nhất 2 năm).
Máy ép rác trong không gian của NASA nén toàn bộ số rác phi hành đoàn thải
ra trong một ngày thành một viên rác tròn có đường kính 20cm và dày 1,3cm.
Theo trang Space, các kỹ sư thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang kiểm tra tác dụng của một máy ép rác kín đối với các chai nước phế liệu, quần áo bỏ đi, băng keo và rác thải khác trong những sứ mệnh thám hiểm không gian.
Không to lớn như khắc họa trong bộ phim giả tưởng “Chiến tranh giữa các vì sao”, máy ép rác trong không gian của các nhà khoa học Mỹ có kích thước nhỏ hơn, tạo ra các viên rác nén hình tròn, có đường kính 20cm và dày 1,3cm từ toàn bộ rác thải ra trong một ngày. Những viên rác nén này sau đó có thể được xếp gọn vào chỗ chứa riêng hoặc thậm chí sử dụng làm khiên chắn bức xạ cho phi hành đoàn trên tàu vũ trụ.
Giới chức NASA nhận định, các viên rác nén có thể gia cố tường chắn bức xạ vũ trụ quanh buồng ngủ của các phi hành gia hoặc một khu vực nhỏ, vốn được xây thành nơi trú bão, bảo vệ phi hành đoàn trước những hiệu ứng bùng phát năng lượng Mặt trời.
Mary Hummerick, chuyên gia vi sinh học tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida và là thành viên tham gia dự án của NASA, nhấn mạnh: “Nếu thành phần chất dẻo trong các viên rác nén đủ cao, chúng có thể được tái sử dụng thành khiên chắn bức xạ vũ trụ cho các phi hành gia”.
Nhóm nghiên cứu của bà Hummerick đang thử đưa các dải giấy chứa vi khuẩn vào những viên rác nén để xem liệu nhiệt đốt nóng (từ 148 - 176 độ C) và quá trình nén rác của máy ép rác kín có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn hay không. Điều này rất quan trọng vì các vi khuẩn sống sót trong các viên rác nén có thể gây ô nhiễm môi trường chứa đựng chúng.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
