Biết là được làm phi hành gia rất khó, nhưng chẳng ai nghĩ nó lại gian nan vất vả thế này

Để trở thành một phi hành gia là điều cực kỳ không đơn giản. Nhưng quá trình ấy vất vả như thế nào, bạn có biết không?

Vũ trụ là một thế giới bí ẩn thú vị, nhưng cũng đầy rẫy hiểm nguy. Vì vậy, được đi vào vũ trụ, các phi hành gia đều phải trải qua một quy trình chọn lọc và huấn luyện rất phức tạp, mà nếu nói ra dám chắc bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp.

Yêu cầu tưởng dễ nhưng không đơn giản

Mỗi quốc gia đều có những yêu cầu nhất định về sức khỏe đối với các nhà du hành vũ trụ của mình, nhưng điểm chung là họ đều phải có thể lực rất tốt. Yếu tố quan trọng hơn là khả năng chịu được cảm giác chóng mặt đến từ môi trường vô trọng lực.

Yêu cầu tuyển chọn sơ tuyển thực sự không quá khắt khe. Các ứng viên chỉ cần đạt chiều cao trên 1,47m, có thị lực tốt và huyết áp ổn định. Nghề phi hành gia cũng không giới hạn độ tuổi, mặc dù số đông người theo học ngành này có tuổi từ 25 đến 46.

Biết là được làm phi hành gia rất khó, nhưng chẳng ai nghĩ nó lại gian nan vất vả thế này

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, yêu cầu dành cho các phi hành gia còn liên quan tới cả các kĩ năng xã hội. Họ không những phải có một sức khỏe tốt mà còn phải biết phối hợp làm việc với người khác, tự tin, có khả năng chịu áp lực tốt trong môi trường đa nhiệm.

Trước khi được thực hiện nhiệm vụ, họ sẽ phải tập thuyết trình trước đám đông, làm việc với các chuyên gia và thậm chí là tiếp xúc với quan chức chính phủ. Điều này có thể giúp các phi hành biết cách làm việc hiệu quả với nhiều kiểu người khác nhau trong cuộc sống.

Được đào tạo bàn bản

Các phi hành gia bắt buộc phải có bằng Đại học và có kinh nghiệm liên quan. Thông thường, họ phải có nền tảng từ các ngành khoa học, thậm chí nhiều người còn có bằng tiến sĩ, hoặc chuyên môn về quân sự.

Tuy nhiên, bất kể chuyên môn của là gì, khi đã được nhận vào cơ quan không gian của chính phủ, họ sẽ đều phải trải qua một chương trình đào tạo nghiêm khắc để có thể sống và làm việc trong môi trường không gian vũ trụ.

Biết là được làm phi hành gia rất khó, nhưng chẳng ai nghĩ nó lại gian nan vất vả thế này

Hầu hết các phi hành gia đều phải học lái máy bay, xử lý các tình huống giả lập, học cách cấp cứu và sử dụng những công cụ chuyên dụng phòng khi tình huống khẩn cấp xảy ra.

Bên cạnh đó, họ cũng phải dành rất nhiều thời gian để học lý thuyết về hệ thống máy móc, cũng như cơ chế đằng sau những thí nghiệm mà họ sẽ thực hiện trên không gian. Quá trình này mất rất nhiều thời gian và công sức.

Rèn luyện về thể chất - quá trình không đơn giản

Cơ thể con người được tạo ra để thích nghi với môi trường có lực hấp dẫn. Vì vậy, rõ ràng là môi trường trong không gian không hề thân thiện với cấu tạo sinh học của chúng ta.

Do vậy, các phi hành gia cần nhiều thời gian để các cơ quan trong cơ thể làm quen với môi trường siêu trọng lực. Điều này được chú trọng nhiều trong quá trình huấn luyện.

Họ phải thường xuyên tập luyện với vòng Vomit Comet – một loại thiết bị di chuyển người ngồi trong theo vòng parabol liên tục để tập quen với cảm giác không có trọng lực. Ngoài ra, họ còn được thực sự trải nghiệm cảm giác lơ lửng bằng việc tập di chuyển trong các bể nước mô phỏng thực tế ngoài vũ trụ.

Biết là được làm phi hành gia rất khó, nhưng chẳng ai nghĩ nó lại gian nan vất vả thế này
Tập luyện trong bể nước mô phỏng môi trường vô trọng lực.

Các kĩ năng sinh tồn cũng phải được thực hành một cách hoàn hảo, phòng khi trường hợp khẩn cấp xảy ra.

Công nghệ thực tế ảo ngày nay cũng góp phần quan trọng đối với việc huấn luyện các phi hành gia, bởi chúng giúp họ được tập tiếp xúc với môi trường trên không gian một cách chân thực nhất, cả về mặt thị giác và vận động.

Phi hành gia thoạt nghe có vẻ là một công việc rất thú vị, nhưng thực tế nó cũng đòi hỏi một trình độ cao về kiến thức, kĩ năng cũng như thể lực để hoàn thành nhiệm vụ. Phải như thế, chúng ta mới khám phá những bí ẩn vũ trụ mà con người vẫn luôn hoài tìm kiếm.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Cánh tay đắc lực" săn người ngoài hành tinh của NASA biến mất bí ẩn

Theo tờ Fox news, kính viễn vọng không gian Kepler chuyên săn lùng người ngoài hành tinh của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA bất ngờ biến mất, đối mặt với trục trặc mới.

Đăng ngày: 26/10/2018
Trái đất nhìn từ khoảng cách hơn 40 triệu km ngoài vũ trụ

Trái đất nhìn từ khoảng cách hơn 40 triệu km ngoài vũ trụ

NASA công bố hình ảnh Trái Đất do tàu vũ trụ Parker ghi lại bằng camera đặc biệt hôm 25/9, Fox News đưa tin.

Đăng ngày: 26/10/2018
Hành tinh màu tím là nơi có sự sống!

Hành tinh màu tím là nơi có sự sống!

Trái đất thuở sơ khai có màu tím và các hành tinh đang bắt đầu sự sống khác cũng vậy, theo nghiên cứu mới của Mỹ.

Đăng ngày: 25/10/2018
Nghề săn thiên thạch: Hành trình tìm kiếm kho báu từ vũ trụ

Nghề săn thiên thạch: Hành trình tìm kiếm kho báu từ vũ trụ

Lang thang trên sa mạc bỏng rát, liều mạng với cướp hay có nguy cơ bị bỏ tù, những thợ săn thiên thạch vẫn bất chấp nguy hiểm để truy lùng loại đá "đáng giá hơn vàng".

Đăng ngày: 24/10/2018
Công ty Xuân Trường mua thiên thạch Mặt Trăng giá hơn 600.000 USD

Công ty Xuân Trường mua thiên thạch Mặt Trăng giá hơn 600.000 USD

Khối thiên thạch Mặt Trăng được bán với giá hơn 600.000 USD tại phiên đấu giá ở Boston, Mỹ, cho công ty Xuân Trường để tặng lại cho một ngôi chùa.

Đăng ngày: 22/10/2018
Vệ tinh Micro - Dragon của Việt Nam sẽ phóng tại Nhật Bản

Vệ tinh Micro - Dragon của Việt Nam sẽ phóng tại Nhật Bản

Tháng 12 tới, tên lửa Epsilon sẽ làm nhiệm vụ phóng vệ tinh Micro-Dragon. Đây là vệ tinh quang học có thể quan sát vùng biển ven bờ.

Đăng ngày: 21/10/2018
Bất ngờ khó tin về hàng xóm mới của thiên hà Milky Way

Bất ngờ khó tin về hàng xóm mới của thiên hà Milky Way

Hàng loạt thiên hà lùn, sao lùn mới được xem là hàng xóm thiên hà Milky Way vừa được các nhà khoa học tìm thấy.

Đăng ngày: 19/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News