Bộ ảnh người Trung Quốc cách đây 150 năm trước
Nhiếp ảnh gia John Thomson để lại loạt tác phẩm khắc họa chân dung nô tì, thương nhân, địa chủ Trung Quốc khoảng 150 năm trước.
Bé gái con nhà giàu, chụp ở Quảng Đông khoảng năm 1870.
Loạt ảnh được tập hợp trong cuốn sách "Trung Quốc và người Trung Quốc", xuất bản ở Anh tròn 150 năm. John Thomson (1837-1921) là nhà địa chất học, nhà thám hiểm người Scotland. Ông đến châu Á lần đầu năm 1862, đi qua Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan. Năm 1869, John Thomson quay lại Trung Quốc, mở tiệm chụp hình.
Hai cô gái con của một gia đình sống trên sông nước, bấy giờ những người này gọi là "đản dân". Từ nhỏ, họ học cách chèo thuyền, lái đò. Theo DPM, John Thomson thuộc nhóm nhiếp ảnh gia phương Tây đầu tiên sống và làm việc ở Trung Quốc, tác phẩm của ông được đánh giá cao ở giá trị lịch sử và ý nghĩa xã hội học.
Cụ bà địu cháu, họ cũng là những cư dân trên sông nước, không có nhà trên mặt đất. Nhóm dân này chủ yếu sống ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây. Theo Sina, thời Minh, đản dân không được tham gia khoa cử, không được kết hôn với người sống trên bờ. Vị trí của họ được cải thiện qua các đời sau, triều đại vua Ung Chính, triều đình ban lệnh cấm áp bức đản dân.
Người phụ nữ làm nghề đàn hát, chụp ở Quảng Châu khoảng năm 1870. Theo tự thuật của nhiếp ảnh gia trong cuốn sách, quá trình làm việc, ông bị nhiều người đề phòng vì sợ nguy hiểm còn máy ảnh của ông bị coi là công cụ bí hiểm của kẻ xấu. Họ cho rằng người bị chụp hình sẽ tổn thọ, vì thế John Thomson trải qua vô số thử thách mới có thể chụp hình, nhất là chụp trẻ nhỏ.
Cô gái con của gia đình người lao động nghèo. Nhiều lần, John Thomson trả tiền để người dân cho phép ông chụp chân dung.
Ảnh một nô tì năm 1871. Hầu gái thường bị bán vào gia đình giàu có từ thuở bé với giá rẻ, lớn lên trong gia đình chủ, phục vụ thành viên nữ trong gia đình hoặc chăm sóc trẻ nhỏ, làm việc nhà.
Những người lao động tay chân ở Phúc Châu, năm 1871.
Chân dung một chú rể, chụp năm 1871.
Trang phục của cô dâu.
Một thương nhân ở Quảng Châu, khoảng năm 1870, công việc của ông là môi giới thương mại cho người phương Tây và người Trung Quốc. Họ thường được người nước ngoài thuê làm việc, năng lực ngoại ngữ tốt. Những người làm nghề này chịu giám sát chặt chẽ của triều đình nhà Thanh.
Một thân sĩ - từ chỉ địa chủ có thế lực hoặc quan lại đã thôi chức vụ.
Người đàn ông làm nghề mã khoái - người đảm nhiệm việc tìm bắt tội phạm. Ảnh chụp trước nhà của mã khoái này.

Bọ rùa vàng với khả năng “biến hình” cực độc
Bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể, bọ rùa vàng sẽ biến đổi hình dạng tùy vào môi trường.

Ảnh cũ nhà Thanh: Cận cảnh "siêu xe" của quý tộc nhà giàu, là biểu tượng cho địa vị và gia thế thời bấy giờ
Những tấm ảnh cũ được thêm màu bởi công nghệ hiện đại giúp hậu thế có cái nhìn chân thật hơn về một loại phương tiện của giới quý tộc nhà Thanh.

Phụ nữ quyền quý thời Thanh qua ống kính người Mỹ
Nhiếp ảnh gia Mỹ Milton M. Miller ghi chân dung nhiều phu nhân quan lại thời Thanh, Trung Quốc.

Vẻ đẹp hoang dại của loài sói trắng Bắc cực
Sói Bắc cực là loài sói duy nhất may mắn chưa nằm trong danh sách bị đe dọa do nơi ở của chúng quá khắc nghiệt với con người.

12 loài nhện độc đáng sợ nhất với con người
Loài nhện là nỗi khiếp sợ của nhiều loài vật khác thậm chí cả con người không chỉ do hình dáng bên ngoài nhiều chân, nhiều lông lá mà còn do nọc độc chết người của chúng. Có nhiều loại nhện độc, dưới đây là những loài nhện độc nhất, đáng sợ nhất trên thế giới.

Ngắm loài rắn mọc râu độc nhất vô nhị của Việt Nam
Với hai chiếc "râu" mọc ra từ mũi, chúng được coi là một trong những loài rắn kì dị nhất trên thế giới. Đó là loài rắn có tên gọi là rắn râu, tên khoa học là Erpeton tentaculatum Lacepede.
